Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Tầm quan trọng của Kỹ năng mềm đối với giới trẻ hiện nay

Kỹ năng mềm không chỉ quan trọng với người đã đi làm mà chúng rất cần thiết đối với những bạn trẻ nhất là những ai sắp bước vào môi trường làm việc mới. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của yếu tố này, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Các bạn trẻ nên trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết


Tại sao giới trẻ nên rèn luyện các kỹ năng sống từ bây giờ?

Kiến thức chuyên ngành mà các trường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá trình học tập là yếu tố quyết định giúp các sinh viên có thể lập nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là những kiến thức chuyên ngành đó đã đủ để giúp sinh viên có thể vượt qua những khó khăn và thử thách trong một tương lai mà không ai có thể nói trước được điều gì trong một thế giới đang thay đổi từng ngày. Chính vì thế các trường đại học phải chuẩn bị cho sinh viên của mình những hành trang, kỹ năng mềm ngoài những kiến thức chuyên ngành, và một trong những hành trang đó chính là sự hiểu biết.

Ông Steven Schwartz, phó hiệu trưởn trường đại học Macquarie, Úc cho rằng, sự hiểu biết không phải là một yếu tố mà con người được sinh ra cùng với nó, đó là yếu tố mà các nhà giáo dục phải giúp sinh viên của họ trau dồi theo năm tháng.

Trong tháng tư vừa qua chính phủ Úc vừa đưa ra bản báo cáo “kỹ năng của người Úc”. Báo cáo này trị giá khoảng 1,75 triệu đô Úc (tương đương với khoảng 26 tỷ VND) nhằm cải cách giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Bản báo cáo là sự đúc kết những tài liệu tham khảo về các kỹ năng, từ việc tại sao cần có những kỹ năng, phải rèn luyện như thế nào để có được các năng và lý do tại sao cá nhân và quốc gia sẽ có được những lợi ích to lớn nếu lực lượng lao động có kỹ năng và tay nghề cao.

Câu hỏi đặt ra là những sự hiểu biết và kỹ năng được nhắc đến là gì?

Các bạn sinh viên và du học sinh, những người sẽ là lực lượng lao động chính trong tương lai phải ý thưc được rằng họ sẽ làm việc trong một môi trường toàn cầu hóa và liên tục phát triển, đổi mới công nghệ. Lực lương lao động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của các hệ thống kinh tế và công nghệ mới. Những đổi mới sẽ đòi hỏi các bạn sinh viên kết hợp được những kiến thức đã học và kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, đưa ra quyết định… cộng với sự linh hoạt và khả năng thích ứng khi thay đổi công việc, môi trường hay trong các bối cảnh khác nhau. Những sự hiểu biết và kỹ năng này rất cần thiết được giới thiệu đến các sinh viên từ khi họ đang còn ngồi trong ghế nhà trường hơn là sau khi họ tốt nghiệp.

Do áp lực cạnh tranh toàn cầu ngày càng cao và tại Úc nói riêng, trong tương lai các ứng cử viên sẽ phải có khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh với những quy trình công nghệ và kinh doanh mới để có thể được các nhà tuyển dụng lựa chọn. Một vài hiểu biết và kỹ năng sống cơ bản mà sinh viên cần nắm được sau khi tốt nghiệp đó là:

  • Sự linh hoạt
  • Sức bật
  • Khả năng thích nghi
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Sự hiểu biết về công nghệ
  • Áp dụng các kỹ năng trong các bối cảnh khác nhau
  • Luôn trau dồi kiến thức
  • Khả năng nắm bắt những cơ hội mới
  • Sự hiểu biết nói chung

Sự hiểu biết ở đây là sự kết hợp của việc bạn trau dồi những kiến thức lý thuyết cùng với sự quan sát và những trải nghiệm cuộc sống. Nếu mục đích của các trường đại học là giúp sinh viên có kiến thức chuyên ngành thì sự hiểu biết ở đây có mục đích là giúp sinh viên phát triển tầm nhìn, giúp họ có những sự lựa chọn đúng đắn và các lợi thế trong khi tìm việc làm. Các trường đại học nên đưa ra những hoạt động xen kẽ với các chương trình học của mình nhằm giúp sinh viên tiếp cận với nhiều khía cạnh của những vấn đề thực tiễn, điều này sẽ giúp sinh viên phát triển sự hiểu biết. Bản thân sinh viên cũng cần luôn luôn tìm tòi trong thực tế và cuộc sống để có thêm những hiểu biết. Đây sẽ là yếu tố quan trong giúp bạn có được lời mời từ các nhà tuyển dụng tiềm năng.

Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt

Trong xã hội hiện đại, Kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Tại các trường học, gần chục năm trở lại đây, kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng dạy nhiều hơn trong các hoạt động ngoài giờ của học sinh trường Trung học Phổ thông. Hoạt động này càng mạnh hơn ở giảng đường Đại học. Điều đó cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của Kỹ năng mềm của ngành giáo dục nước ta.

Quả thực, trình độ học vấn và bằng cấp chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ để một con người có thể ra đời và sống tốt. Trong cuộc sống, các kỹ năng sống, sự nhạy bén trong xử lý công việc và nghệ thuật giao tiếp… của mỗi người đóng vai trò quan trọng, các yếu tố này được người ta gọi là “Kỹ năng mềm” hay còn gọi là “Soft skills” theo nghĩa tiếng Anh.

Kỹ năng mềm là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con người phục vụ cho công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Kỹ năng mềm bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng làm việc đồng đội; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng tư duy hiệu quả; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng học và tự học; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng quản lý xung đột; Kỹ năng tổ chức họp…

Tầm quan trọng của Kỹ năng mềm: “Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những Kỹ năng mềm họ được trang bị” – Wikipedia. Muốn đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp, bạn phải hội tụ đủ Kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng cứng) và Kỹ năng mềm. Nếu sở hữu được các Kỹ năng mềm chuyên nghiệp, bạn sẽ đóng góp lớn vào sự thành công của một doanh nghiệp. Vì lí do này, các nhà tuyển dụng rất coi trọng Kỹ năng mềm và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Như vậy, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng độc, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì Kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt với người trẻ.

Vì sao kỹ năng mềm là rất quan trọng?

Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn nhân sự dựa vào việc so sánh trình độ chuyên môn của nhiều ứng viên khác nhau. Đó là lý do khiến cho việc nhận diện ra đâu là ứng viên phù hợp nhất với công ty trở nên quan trọng nhất. Họ cần tìm được người hợp tác tốt với người khác, tạo động lực cho đồng nghiệp, bình tĩnh đối phó với khó khăn và có khả năng đáp ứng chính xác những gì mà tổ chức cần. Những cá nhân được đào tạo tốt về kỹ năng mềm sẽ làm lợi cho công ty theo cách đó. Do vậy, dù nó khó đo lường thì chúng ta cũng không thể phớt lờ.

Ứng viên với những kỹ năng mềm tốt cũng có tiềm năng lớn để tạo thêm nhiều giá trị theo thời gian. Những nhân viên có thể huấn luyện cho người khác – và tự học hỏi ngay trong thời gian ấy – sẽ trao dồi cho mình kiến thức, rèn cho những mối quan hệ hợp tác vững chắc hơn và có khả năng trở thành người quản lý và tạo động lực nhanh hơn.

Việc ứng viên đánh giá thấp kỹ năng mềm có thể xuất phát từ niềm tin rằng các tiến bộ kỹ thuật đã giảm bớt tầm quan trọng của sự tương tác cá nhân. Ngược lại, công nghệ đã tăng tốc độ và tần suất tương tác với đồng nghiệp, không chỉ trong bộ phận mà là toàn công ty (đôi khi là tầm quốc tế). Nhiều người lại không chia sẻ về nền tảng và mong đợi của họ. Kỹ năng mềm là chìa khóa để giúp cho mọi giao tiếp và hợp tác trở nên hiệu quả hơn. Sở hữu khả năng xây dựng một mối quan hệ mạnh, ngay cả với những người ít gặp hoặc liên hệ, trở thành yêu cầu không thể thiếu cho nhiều vai trò khác nhau.

Thể hiện như thế nào?

Rất quan trọng khi làm nổi bật các kỹ năng mềm trong lý lịch, đặc biệt khi bạn có thể mô tả ví dụ cụ thể cách thức mà bạn đã ứng dụng kỹ năng mềm để giúp cho công việc và công ty trong quá khứ như thế nào. Nhưng điều mà nhà tuyển dụng thực sự muốn tận mắt nhìn thấy những khả năng của bạn, có thể từ việc tương tác với bạn. Tất nhiên, sự tương tác không chỉ giới hạn trong những cuộc phỏng vấn. Nếu resume của bạn kể ra một loạt những thông tin ấn tượng nhưng không thích hợp, nó có thể cho thấy rằng bạn đã không thực sự chú tâm đến các yêu cầu và làm mất thời gian của nhà tuyển dụng.

Cũng đừng bỏ qua các yếu tố không liên quan đến giao tiếp. Ví dụ như phục trang và vẻ bề ngoài. Hãy mặc trang phục thích hợp mỗi lần ghé đến văn phòng, vì nó có thể tạo cho mọi người nhận thức rằng bạn luôn chú ý về cách thể hiện bản thân và có tác phong chỉnh chu. Phỏng vấn trực tiếp là cơ hội tốt nhất để bạn giới thiệu các kỹ năng mềm, bởi vì họ cho phép bạn nhấn mạnh về chúng khi nói chuyện. Nhà tuyển dụng muốn có một cảm nhận không chỉ là giá trị của bạn được nhận biết thế nào mà còn là bạn phản ứng thế nào trước những cử chỉ, thái độ ẩn ý. Bạn đến để chủ động tham gia cuộc trò chuyện hoặc bạn chỉ ngồi đó rồi chờ đến lượt mình nói?

Sự kết nối thực sự với người phỏng vấn có khả năng tạo ra một ấn tượng lâu dài. Nếu bạn dường như khựng lại với câu hỏi khó – một bẫy phỏng vấn xin việc – bạn sẽ không thể chứng minh rằng mình có thể vượt qua các vấn đề để hỗ trợ cho sếp và đồng nghiệp.
>> Nguồn: kenhtuyensinh.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét