This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Cách tối ưu hóa phần phát âm trong thi nói IELTS

Thông thường bạn sẽ đạt 8.0 IELTS Speaking nếu nói dễ hiệu và dùng đa dạng các nguyên tắc phát âm. Vậy nguyên tắc phát âm trong thi nói IELTS ở đây là gì?

Trong phần thi nói IELTS, bốn tiêu chí được đánh giá gồm: từ vựng (25%), ngữ pháp (25%), trôi chảy (fluency) và liên kết (coherence) (25%), phát âm (25%).

Do phát âm ảnh hưởng tới khả năng nói trôi chảy, và sẽ ảnh hưởng cả đến điểm ngữ pháp nên thực tế phát âm chiếm tới 40-50% trong tổng điểm IELTS speaking (phần thi nói trong IELTS) của bạn. Điều này giải thích lý do tại sao những người gặp vấn đề về phát âm thường khó đạt mục tiêu nói IELTS.

Thông thường, bạn sẽ đạt "band 8" (mức 8.0 IELTS nói) nếu làm được hai điều. Một là nói dễ hiểu. Hai là dùng đa dạng các nguyên tắc phát âm. Nhưng "các nguyên tắc phát âm" là gì? Và làm thế nào để có thể áp dụng đa dạng chúng được?
Cách tối ưu hóa phần phát âm trong thi nói IELTS
Ảnh: RES

Đầu tiên, hãy xem xét thế nào là "nói dễ hiểu" - "intelligible". Kỳ thi nói IELTS chấp nhận việc người nói có "accent", và một điều thú vị là, một người không phải bản xứ cũng có thể học để làm IELTS examiner (giám khảo).

Điều này có nghĩa là bạn không cần quá lo lắng nếu mình, ví dụ, phát âm kiểu Anh Mỹ khi đi thi IELTS. Quan trọng là bạn nói có dễ hiểu không thôi.

Nếu bạn phát âm và "examiner" không hiểu bạn đang nói gì, chắc chắn điểm IELTS speaking của bạn sẽ thấp. Vậy, làm thế nào để nói dễ hiểu?

Theo kinh nghiệm đào tạo phát âm nhiều năm cho người Việt, mình thấy để nói dễ hiểu, chúng ta cần lưu ý 3 yếu tố.

- Âm: Nhiều người bảo bạn cần phải phát âm thật chuẩn, thực ra điều này không quá cần thiết. Bạn nên học IPA tới mức độ có thể hiểu được bản chất của âm, và có thể xử lý được những cụm âm, ví dụ: he kisses her (âm /iz/ ở kisses).

- Âm cuối: Nhiều người gặp vấn đề với âm cuối, đặc biệt là âm hữu thanh đứng ở cuối, ví dụ: bed.

- Trọng âm: Thông thường, mọi người nói không có trọng âm, hoặc đọc sai trọng âm. Ví dụ, khi bạn định nói "cereal" có thể nói thành "surreal".

Đó là nửa đầu của yêu cầu nói IELTS, nói rõ, bạn đã đạt được ít nhất là "band 6" của phát âm rồi, ngoài ra, nó còn giúp cho điểm ngữ pháp của bạn nữa ("he wanted to do that" thay vì "he want to do that").

Các nguyên tắc phát âm khác bao gồm: giai điệu (rhythm), ngữ điệu (intonation), nối âm (linking words), và nói theo cụm (thought group).

Nói đúng giai điệu có nghĩa là bạn sẽ nhấn nhiều hơn vào những từ cần được nhấn. Ví dụ, "I TOtally disaGREE with the idea that WOmen should be alLOWed to aBORT after TWENty WEEKS of PREGnancy." Điều này cũng có nghĩa bạn sẽ phải giảm lược những âm không được nhấn. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới cả mức độ rõ ràng (intelligibility) trong lời nói của bạn.

Ngữ điệu là việc bạn lên hoặc xuống trong câu để thể hiện các cảm xúc, thái độ, hoặc ý tưởng khác nhau. Người Việt thường nói "monotone" - tức là nói đều đều, gây khó khăn cho người nghe trong việc nắm bắt ý tưởng.

Khi người bản xứ nói, họ thường không nói theo từ, mà nói thành cụm có ý nghĩa (thuật ngữ gọi là "thought group"). Khi đó, cả cụm nghe giống như một từ rất dài vậy, không có ngắt nghỉ ở giữa và các từ như dính liền với nhau. Đây là hai yếu tố còn lại mà "examiner" sẽ đánh giá bạn: "thought group" và "connected speech".

Đối với phần lớn người học, nói theo cụm "thought group" là một thử thách lớn, và "connected speech" là một nội dụng cần phải học.

>> Nguồn: Quang Nguyen ( Báo VnExpress)

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Chất lượng dạy và học ngoại ngữ: Bắt đầu từ người thầy

Thời gian qua đã có nhiều đề án, chương trình nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng nhìn từ kết quả thi môn Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 thấp, cho thấy sự chuyển biến của môn học này chưa rõ nét.
Chất lượng dạy và học ngoại ngữ - Bắt đầu từ người thầy
Chất lượng dạy và học ngoại ngữ - Bắt đầu từ người thầy


Thiếu giáo viên đạt chuẩn


Theo thống kê của Bộ GDĐT, có 43/63 địa phương đã triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh. Số lượng học sinh (HS) học chương trình tiếng Anh 10 năm cũng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, nhìn chung số lượng HS được học chương trình ngoại ngữ mới theo đúng thời lượng còn thấp. Đặc biệt, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo viên (GV) đạt chuẩn tại tất cả các địa phương đang là một thách thức lớn.

Cụ thể, vấn đề thiếu GV ngoại ngữ, đặc biệt thiếu thầy cô đủ chuẩn ở mọi cấp học, đặc biệt là cấp THPT là một trong những vướng mắc từ khi thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020 đến nay vẫn chưa cải thiện được nhiều. Hiện tỷ lệ GV đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam còn thấp: Cả nước đạt 69%, trong đó tỷ lệ GV tiểu học và THCS là 71%, GV THPT là 59%.

Nếu lấy kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia làm thước đo thì kể từ năm 2015 (năm ngoại ngữ trở thành môn thi bắt buộc), điểm thi môn này luôn “đội sổ” so với các môn thi khác. Cụ thể, theo thống kê của TS Nguyễn Đức Nghĩa- nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP Hồ Chí Minh, năm 2015, vùng phổ điểm môn Tiếng Anh chủ yếu tập trung ở mức 2-3,5 điểm. Năm 2016,2017 và 2018, điểm trung bình của môn tiếng Anh là 3,22; 4,46 và 3,91. Số học sinh đạt điểm dưới trung bình ở mức rất đáng báo động. Năm 2016: 80% thí sinh có điểm dưới trung bình. Năm 2017: 69%. Năm 2018: 78,22%.

Địa phương liên tục dẫn đầu cả nước về điểm trung bình môn ngoại ngữ 5,06 năm 2018 là TPHCM. Đây cũng là địa phương duy nhất có điểm trung bình ngoại ngữ trên 5. Hà Nội chiếm vị trí thứ 2 nhưng đến 30% HS có điểm thi từ 3 trở xuống.

Những con số “biết nói” này cho thấy một thực tế là những nỗ lực để cải thiện chất lượng dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. 

Cần sàng lọc giáo viên ngoại ngữ


Năm 2018, gần 6.000 GV ngoại ngữ trên cả nước đã được Bộ GDĐT giao cho 10 cơ sở giáo dục có nhiều kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng.

Tại nhiều tỉnh thành cũng đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ. Theo Giám đốc Sở GDĐT Thanh Hóa, bà Phạm Thị Hằng, tỉnh này đã xây dựng Đề án nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, trong đó đề ra nhiều giải pháp nhưng trước hết buộc phải nâng cao năng lực ngoại ngữ của GV.

Dự kiến, từ ngày 9 đến 10/3/2019, Sở sẽ khảo sát 630 GV tiếng Anh về quy định, quy chế khảo sát tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc GV tiếng Anh sẽ tham gia khảo sát gồm: Số GV chưa đạt chuẩn; GV chưa tham gia khảo sát, đánh giá; GV đã tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ sau khảo sát nhưng chưa đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ GDĐT.

Đối với đợt 2, sẽ triển khai khảo sát cho 550 GV tiếng Anh, bao gồm: Số lượng GV đã tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ; GV tự bồi dưỡng đạt chuẩn tính từ năm 2011 đến nay. Dự kiến tổ chức từ ngày 20 đến ngày 21/4/2019.

Tại Hải Dương, tỷ lệ GV đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu hiện mới đạt hơn 77%. Tỷ lệ trường áp dụng chương trình tiếng Anh 4 tiết/tuần chiếm 70% tổng số trường.

Sở GDĐT Hải Dương đề nghị tỉnh quan tâm kinh phí thực hiện các mục tiêu bồi dưỡng GV, tăng cường cơ sở vật chất, tăng số phòng học ngoại ngữ cho các trường và ưu tiên hợp đồng đủ GV theo yêu cầu.Đặc biệt lưu ý nguy cơ một số GV tiếng Anh ở tiểu học bỏ nghề do ngoại ngữ mới là môn tự chọn ở tiểu học.

Nói như TS Nguyễn Hữu Ninh- Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm Nghiên cứu, giáo dục môi trường và phát triển (VUSTA) thì không được ngại, không sợ dốt, sợ đánh giá không đạt yêu cầu thì xấu hổ. Các thầy cô, hơn ai hết phải nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, biến nhận thức thành hành động cụ thể.

>> Nguồn: Thu Hương (Báo Đại đoàn kết)

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Kỳ thi đánh giá năng lực 'hút' học sinh

Một điểm mới trong việc ôn thi của học sinh lớp 12 năm nay là ngày càng có nhiều học sinh lựa chọn phương thức tuyển sinh qua kỳ thi đánh giá năng lực do các trường ĐH tổ chức.

Học sinh lớp 12 nhiều trường THPT tại TP.HCM được ôn tập làm quen với đề thi đánh giá năng lực của các trường
ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH


Do vậy, bên cạnh việc tổ chức học và ôn tập hướng đến mục tiêu chung là kỳ thi THPT quốc gia, các trường THPT còn có định hướng cung cấp kiến thức và kỹ năng để học sinh (HS) đáp ứng yêu cầu các kỳ thi riêng.

Phối hợp trường ĐH tổ chức thi thử


Bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho hay hầu như HS có học lực khá giỏi ở những trường THPT thuộc tốp đầu đều đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Luật TP.HCM, Việt Đức… Ngay tại Trường Bùi Thị Xuân, bà Ngọc Dung thông tin, ban giám hiệu phối hợp cùng các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên phụ trách lớp 12 thường xuyên lưu ý đến thông tin các trường tổ chức thi riêng, định hướng và cấu trúc bài thi để kịp thời xây dựng phương án hỗ trợ học trò. Chẳng hạn, nhận thấy HS của trường quan tâm đến kỳ thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia nên nhà trường đã phối hợp ĐH này tổ chức kỳ thi thử. 100% HS lớp 12 đã làm quen với cấu trúc bài thi và quy trình của kỳ thi, từ đó có thể tự rút cho mình những kinh nghiệm cho lần thi chính thức.
Nếu như năm 2018, chỉ có 30% HS đăng ký tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực thì đến thời điểm này, gần 100% HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đăng ký tham gia. Ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó nhà trường, lý giải về sự thay đổi tỷ lệ HS tham dự là do HS nhận thấy có thêm một kênh rèn luyện kiến thức, cọ xát với những kỳ thi quan trọng và đặc biệt có thêm cơ hội xét tuyển vào các trường ĐH mình mong muốn. Ngoài ra, ông Bình cũng cho hay việc phối hợp với các trường ĐH có hình thức thi đánh giá năng lực tổ chức thi thử, kiểm tra độ tin cậy của bộ câu hỏi đã giúp HS thích thú với nội dung câu hỏi, từ đó đăng ký tham gia ngày một tăng.
Tương tự với xu thế tăng về số lượng, 100% HS lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) cũng đăng ký tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực của các trường ĐH. “Xuất phát từ việc ngày càng có nhiều HS quan tâm nên nhà trường đã liên hệ và phối hợp với các trường ĐH để từ nay đến ngày thi, HS có ít nhất 2 lần thi thử”, Hiệu trưởng Hà Hữu Thạch thông tin. Đặc biệt, nhà trường còn có lộ trình cho HS lớp 11 làm quen với hình thức đánh giá này.

Học thuộc lòng, luyện thi… sẽ không có giá trị

Ông Phạm Phương Bình cho hay đề thi đánh giá năng lực của các trường có độ rộng, bao quát kiến thức và thoát ly hoàn toàn với những câu hỏi truyền thống, tăng cường khả năng vận dụng. Từ đó, đòi hỏi HS không thể học bài theo kiểu thuộc lòng, luyện các dạng bài tập và theo giáo viên hướng dẫn. Khi không bị áp lực học thuộc, HS phải học hiểu, học linh động để vận dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi.
Giáo viên Nguyễn Hoàng Huy, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), đánh giá mức độ yêu cầu của định hướng câu hỏi trong đề thi mẫu và đề thi thử của ĐH Quốc gia TP.HCM có phần nhẹ nhàng hơn đề thi THPT quốc gia, dù đề cập đến tất cả kiến thức trong chương trình THPT. Không còn thuần túy là những câu hỏi tập trung vào kiến thức mà từ câu hỏi, đề thi yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng đọc hiểu, tư duy logic, xử lý số liệu để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực toán học, ngôn ngữ, lịch sử, địa lý…
Ông Huy nhấn mạnh, chẳng hạn ở lĩnh vực toán học, các câu hỏi thực tế tập trung ở phần thống kê, kiến thức về đồ thị là những nội dung đã học từ lớp 10 và các yêu cầu xử lý có thể là cơ sở tiếp cận đến nhiều ngành nghề khác nhau như nghiên cứu, kinh tế tài chính, văn phòng… Vì vậy, ông Huy lưu ý HS không nên bỏ qua bất cứ nội dung kiến thức nào và khi học cần có sự liên hệ kiến thức đang học liên quan gì với thực tiễn, giải quyết ra sao…
Đối với đề thi mẫu của các trường đào tạo nhân lực trong lĩnh vực xã hội, ông Lê Minh Tân, giáo viên tại Q.1, cho hay đề thường yêu cầu thí sinh thể hiện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, kiến thức xã hội tổng hợp bao gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý và kiến thức về pháp luật trên nền tảng là tư duy logic và khả năng lập luận.
Ông Tân cũng lưu ý: “HS hãy thoát ra khỏi lối mòn suy nghĩ, cứ thi là phải luyện và quăng mình vào các lớp luyện thi. Điều này hoàn toàn có thể trở nên vô giá trị vì các câu hỏi là phổ quát chứ không chuyên sâu và đòi hỏi các kỹ năng hiểu, tư duy. Do đó, cần bám sát kiến thức sách giáo khoa, dành thời gian tư duy và suy luận. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung kiến thức về thực tế để biết thế giới xung quanh đang diễn ra điều gì và thế nào. Trong thực tế hiện nay, năng lực không chỉ là kiến thức môn học mà còn cần biết vận dụng môn học đó vào cuộc sống”.
>> Nguồn: Báo Thanh niên

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Hà Nội sẽ tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6 công lập theo tuyến



Năm học 2019 - 2020, Hà Nội vẫn áp dụng song song hai hình thức tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6 công lập: Trực tiếp và trực tuyến.

Hà Nội sẽ tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6 công lập theo tuyến

Hà Nội sẽ tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6 công lập theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định. Ảnh minh họa: Dương Chí Tưởng-TTXVN

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2019 - 2020, thành phố Hà Nội sẽ tuyển sinh học sinh vào lớp 1 và lớp 6 các trường công lập theo phương thức xét tuyển theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định.

Các trường Trung học Cơ sở được UBND thành phố Hà Nội công nhận là trường chất lượng cao và có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu, việc tuyển sinh vào lớp 6 không theo tuyến và được lựa chọn một trong hai phương thức: Xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực. Điểm tuyển sinh là tổng của điểm xét tuyển và điểm kiểm tra, đánh giá năng lực (tính hệ số 2).

Phương thức tuyển sinh học sinh vào lớp 1 và lớp 6 các trường công lập theo phương thức xét tuyển theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định đã được thành phố Hà Nội thực hiện ổn định từ nhiều năm nay. Theo đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm phân tuyến tuyển sinh hợp lý để huy động được số trẻ đến trường với tỷ lệ cao nhất, không để xảy ra hiện tượng quá tải ở các nhà trường trên địa bàn.

Năm học 2019 - 2020, Hà Nội vẫn áp dụng song song hai hình thức tuyển sinh: Trực tiếp và trực tuyến. Thời gian tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp từ ngày 13 đến hết ngày 18/7/2019. Thời gian tổ chức tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến được phân theo từng cấp học, cụ thể: Tuyển sinh vào lớp 1 từ ngày 1 đến hết ngày 3/7/2019, tuyển sinh vào lớp 6 từ ngày 7 đến hết ngày 9/7/2019.

Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2019 - 2020, các trường ngoài công lập không phân tuyến tuyển sinh mà được tuyển sinh trên địa bàn toàn thành phố. Mỗi trường căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng phương thức tuyển sinh và báo cáo UBND quận, huyện, thị xã. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã có trách nhiệm giao chỉ tiêu tuyển sinh cho từng trường trên địa bàn.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu hạn chế học sinh trái tuyến ở những trường có số lớp quá đông học sinh. Nếu sĩ số học sinh trên một lớp vượt so với quy định của điều lệ trường học, Phòng Giáo dục và Đào tạo địa phương đó phải có văn bản báo cáo UBND quận, huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo, kiên quyết không để xảy ra hiện tượng quá tải học sinh.

Năm học 2019 - 2020, thành phố Hà Nội phấn đấu huy động ít nhất 45% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, 99% trẻ độ tuổi mẫu giáo đến cơ sở giáo dục mầm non; duy trì 100% trẻ 5 tuổi đến trường và được học 2 buổi ngày; ít nhất 75% trẻ khuyết tật ở thể nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hòa nhập; 100% trẻ 6 tuổi đủ sức khỏe được vào lớp 1; 100% học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học được vào lớp 6.../.


Nguyễn Cúc/TTXVN