This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Sự cần thiết của các kỹ năng sống trong xã hội hiện đại

“Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”. Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska và “Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”. Kinixti – Học giả Mỹ
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, việc có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là “sống” chứ không là “tồn tại”.

Sự cần thiết của các kỹ năng sống trong xã hội hiện đại


Vậy chúng ta đã làm như thế nào và chúng ta đã nâng cao chất lượng cuộc sống của mình ra sao? Và để có kết quả cuối cùng thực sự tốt đẹp, ta cần bồi dưỡng thêm cho mìnhnhững tố chất gì?

Đó là những câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời một cách dễ dàng được.

Có một thực trạng rất dễ nhận ra trong mặt bằng giáo dục, đào tạo ở Việt Nam. Để có một bằng chứng nhận về học tập kiến thức trong nước và quốc tế, với chúng ta, đó không là điều quá khó. Nhưng để có giải huy chương vàng trong các môn thể thao hay bằng sáng chế thì chúng ta khó có thể đứng trong tốp đầu thậm chí là còn rất xa nếu xét trên đấu trường quốc tế.

Có phải chúng ta lười luyện tập hay không?

Chắc chắn không phải như vậy. Đất nước Việt Nam nổi tiếng với truyền thống hiền tài. Sinh ra trong một đất nước vốn xuất phát từ nền nông nghiệp, người Việt Nam đã tôi luyện cho mình một truyền thống ý chí sắt đá, một tinh thần ham học hỏi, một nghị lực quật cường vượt lên hoàn cảnh từ ngàn xưa.

Nhưng tại sao cái ta nhận về chưa thực sự đúng với những ý chí, những tinh thần và những công sức ấy?

Sẽ có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng một trong những nguyên nhân căn cốt đó là: việc nhận diện cái cần rèn luyện để trở thành chuyên nghiệp chưa được xác định đúng, cái cần chuyên nghiệp thì không đảm bảo còn cái không cần chuyên nghiệp thì có lẽ rất giỏi. Ví như bạn có thể không biết đá bóng nhưng bạn bình luận bóng đá quả là không thể chê vào đâu được, như vậy bạn đã chỉ mạnh đánh giá, mà quên đi mình đâu có thực hành được. Bạn nấu ăn chẳng đâu vào đâu, nhưng ăn một bát canh nhạt do tay mẹ nấu, thì bạn chê ỏng eo: “Sao canh mẹ nấu chán thế?”, như vậy, bạn đã chứng tỏ bạn rất chuyên nghiệp trong việc chê trách người, nhưng cái quan trọng nhất là chuyên nghiệp trong công việc gia đình và ứng nhân xử thế thì lại không được bạn xây dựng thành ý thức…

Tại Mỹ, từ những năm 1916, người Mỹ đã nhận ra rằng tri thức nhân loại là rất lớn nhưng để thực hành thành thạo và áp dụng, ứng dụng vào cuộc sống thì thường không như mong muốn. Cho nên mỗi người dân lao động tại Mỹ phải đảm bảo thực hành và phải được các tổ chức công nhận là đã qua 13 kỹ năng bắt buộc.

13 kỹ năng bắt buộc đó là:

1. Học cách học – Phương pháp học
2. Lắng nghe & Thấu hiểu
3. Thuyết trình & Thuyết phục
4. Giải quyết vấn đề
5. Tư duy sáng tạo & hiệu quả
6. Tinh thần tự tôn
7. Đặt mục tiêu và tạo động lực
8. Phát triển cá nhân và sự nghiệp
9. Giao tiếp thành công
10. Tinh thần đồng đội – TEAM
11. Đàm phán & Thương lượng thành công
12. Đảm bảo hiệu quả tổ chức
13. Lãnh đạo bản thân và tổ chức

Vậy kỹ năng con người là như thế nào?

Theo các chuyên gia tâm lý, để sống và làm việc, tất cả các vận động của con người theo bản năng hay có ý thức thì đều xảy ra liên hoàn và liên tục. Ví như hàng ngày bạn không thể ngồi 1 chỗ mà có thể giải quyết được tất cả những công việc liên quan như: ngủ, ăn, vệ sinh, gặp gỡ, trao đổi, hội họp, tư duy, đi lại… Và mỗi một chi tiết nhỏ từ tĩnh đến động hay luân chuyển liên kết đều tạo thành những chuỗi hành động của con người.

Đó là sự tập hợp những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp cấu thành. Để làm một việc như đánh răng buổi sáng chẳng hạn thì đầu tiên ta phải đi tới chỗ cần đánh răng sau đó ta lấy bàn chải, bơm thuốc vào bàn chải răng, lấy cốc, vặn mở vòi nước, hứng nước, vặn khóa tắt, đánh răng, súc miệng, nhổ nước vào bồn, rửa mặt rồi lấy khăn mặt và phơi khăn ….

Như vậy để hoàn thành 1 công việc thì ta phải làm hàng chuỗi công việc liên quan đế công việc đó và bổ trợ cho nó.

Trong cuộc sống của chúng ta trong một ngày thì phải giải quyết bao nhiêu vấn đề như vậy? Chắc là vô số vấn đề mà ta không thể đếm được. Những việc ta làm thường theo những thói quen, từ người khác hướng dẫn hay bắt trước người khác làm gì thì mình cũng làm như vậy, thấy được được là ta cho là được và những công việc không cần học và rèn luyện ta cũng có thể hoàn thành. Đó là những việc mà theo các chuyên gia gọi đó là làm theo cảm tính hay bản năng, nhưng có những công việc cần phải đòi hỏi phải có nỗ lực trải nghiệm và phải được dạy, học tập kỹ càng, thậm chí không thể giải quyết một mình mà phải cần có nhiều người hỗ trợ mới thành công được.

Trong thời đại ngày nay, Con người ngày càng nhận thức rất rõ ràng rằng để giải quyết mỗi vấn đề dù là nhỏ nhất thì không thể giải quyết theo cảm tính, những quan điểm cá nhân, mà tất cả những vấn đề dù tĩnh hay động liên quan đến cá nhân hay tổ chức ở mọi góc độ hay cấp độ đều phải được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp.

Nhưng ở Việt Nam, thực tế ta đã làm điều đó như thế nào? Nếu bạn muốn làm nghề nào thì sẽ có tổ chức đứng ra sẽ đào tạo cho bạn kỹ năng để làm nghề đó, nhưng để đảm bảo cho vận hành nghề thành công thì ngoài kỹ năng nghề được đào tạo cho bạn dù rất giỏi thì cũng chỉ đảm bảo 15% cho sự thành công của bạn còn 85% cho sự thành công của bạn lại cần những kỹ năng khác bổ trợ đó là những kỹ năng sống, kỹ năng lãnh đạo bản thân. Sự thật là rất nhiều người đi học nghề và rất giỏi nghề  nhưng không để ý tới những kỹ năng lãnh đạo bản thân nên vẫn khó có việc làm tốt và ổn định. Có rất nhiều người rất giỏi nghề tuy học vấn của họ không cao nhưng sự trải nghiệm và những kinh nghiệm làm việc của họ rất tốt, rất chuyên nghiệp nhưng cũng chỉ eo hẹp trong phạm vi cá nhân. Nếu họ có đào tạo thì cũng chỉ cho người thân và người nhà của họ chứ không mang tính chất rộng hơn cho cộng đồng. Để cho cộng đồng có thể tiếp cận những kỹ năng sống và kinh nghiệm của người đi trước được nhiều hơn, hiện nay các tổ chức đào tạo tại Việt Nam cũng đã được mở, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc dịch vụ và môi giới đào tạo chứ chưa có những giảng viên cơ hữu được đào tạo bài bản về chuyên ngành, chuyên nghiệp đào tạo kỹ năng mềm. Các trung tâm hay công ty đào tạo chỉ triển khai tuyển dụng, kêu gọi học viên và giới thiệu PR các chương trình đào tạo được thiết kế theo nhu cầu rồi mời các giảng viên thỉnh giảng, các chuyên gia trong nước và quốc tế bên ngoài về là giảng viên với chi phí rất hấp dẫn.

Đã đến lúc các tổ chức, các chủ doanh nghiệp và mỗi người chúng ta phải nhận thức rằng ai cũng cần có sự thành công, cống hiến, hạnh phúc trong cuộc sống. Và để đảm bảo tính bền vững của những mong muốn đó thì không thể giải quyết vấn đề, công việc, giao tiếp, hành động… bằng cảm tính, bắt chước, chia sẻ từ người khác được, mà cần có ý thức và quyết liệt hơn về việc trải nghiệm thực tế.

Đã đến lúc chúng ta cần nâng cao kỹ năng sống của bản thân, kỹ năng làm việc của cá nhân trong tổ chức lên tầm chuyên nghiệp hơn để phù hợp vào mọi hoàn cảnh gia đình, tổ chức, cộng đồng xã hội và hòa nhập quốc tế.

10 KỸ NĂNG CỐT YẾU TẠO THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG DANH VỌNG

Những bậc thang thăng tiến trên con đường danh vọng phụ thuộc nhiều vào những kỹ năng và khả năng nghề nghiệp mà thị trường lao động đang có nhu cầu cao. Nói chung, những khả năng này phụ thuộc vào những lợi ích của từng cá nhân và mục tiêu mà họ đặt ra. Tuy nhiên, có những kỹ năng mà thị trường lao động ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào cũng có nhu cầu cao. Dưới đây là 10 kỹ năng như vậy do Bộ Lao động Mỹ đã đưa ra:

1. Khả năng giải quyết vấn đề:

Khả năng nhận biết, nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả được đánh giá rất cao trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, kinh doanh, y tế, khoa học và kỹ thuật.

2. Các kỹ năng về nghề nghiệp – kỹ thuật:

Khả năng lắp đặt, bảo vệ và sửa chữa các thiết bị điện tử và cơ khí được đánh giá cực kỳ cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, viễn thông và giao thông vận tải.

3. Khả năng giao tiếp:

Bầu không khí làm việc trong một tổ chức và hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng của họ

4. Sử dụng máy vi tính và lập trình:

Việc nắm bắt các tính năng của máy vi tính và khả năng sử dụng các tính năng đó tạo nhiều cơ hội cho người lao động trong việc tìm kiếm việc làm tốt.

5. Khả năng sư phạm:

Dòng thông tin vô tận đã làm tăng nhu cầu về giảng viên và những người hướng dẫn có khả năng sư phạm cao, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ công cộng và dịch vụ xã hội, thương mại và quản lý.

6. Khả năng về khoa học và toán học:

Khả năng về toán học có ý nghĩa rất lớn quyết định đến thành công trong các lĩnh vực y tế, kỹ thuật và khoa học.

7. Quản lý tiền bạc:

Nhu cầu về các nhà môi giới đầu tư, kế toán và những người làm công tác xã hội là vô tận.

8. Quản lý thông tin:

Thông tin hiện nay là nhân tố cực kỳ quan trọng ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Nhu cầu sẽ ngày càng tăng đối với các nhà phân tích hệ thống, các chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và các nhà điều hành các cơ sở dữ liệu.

9. Ngoại ngữ:

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thì việc nắm bắt các ngoại ngữ “nóng”, như tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Đức, có thể làm tăng đáng kể cơ hội tìm kiếm việc làm tốt và thăng tiến.

10. Quản trị kinh doanh:

Hiện thị trường có nhu cầu rất cao đối với những kỹ năng quản lý, bao gồm quản lý nhân sự, quản lý hệ thống, quản lý các nguồn lực và tài chính, việc nhạy bén nắm bắt được những nhu cầu của người tiêu dùng và có khả năng biến các tri thức đó thành tiền.
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Ở Nhật, việc ngủ trưa chỉ dành cho trẻ mẫu giáo

Hồi mới sang Nhật, thầy giáo chỉ yêu cầu con biết nói vài câu đơn giản như “Con đau bụng”. Những thứ còn lại sẽ được dạy dần.

Chị Ngô Thị Tuyết Thanh (quê ở Tp. Hạ Long, Quang Ninh) hiện có hai con đang học tập tại Trường Tiểu học Nishi - một ngôi trường tiểu học công lập ở thành phố Kaizuka, Osaka (Nhật Bản). Cô con gái lớn của chị vừa bước vào lớp 6. Cậu con trai út hiện đang học lớp 4.

Với quãng thời gian hơn 3 năm định cư tại Nhật Bản, chị Thanh kể rằng, điều khiến chị hài lòng với giáo dục Nhật Bản là nhà trường luôn quan tâm đến việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh, dạy trẻ biết tự lập, chú trọng rèn thể chất và biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.

Khuyến khích trẻ hoạt động giữa trời nắng chang chang


Giờ học ở Nhật thường bắt đầu muộn hơn Việt Nam. Các con sẽ bắt đầu vào học lúc 8h30 đến 12h15. Giờ ra chơi cũng như thông thường, kéo dài 15 phút. Trường học rất khuyến khích trẻ chơi ở ngoài trời, kể cả trời nắng thay vì ngồi một chỗ.

Khoảng 12h15, sau khi học xong tiết thứ 4, các con sẽ chuẩn bị ăn cơm. Lớp học được chia ra thành các nhóm nhỏ luân phiên nhau đi lấy thức ăn. Hơn chục người đi lấy cơm dưới bếp sẽ có mũ, khẩu trang và đồng phục riêng để chia cơm vào khay. Ngoài ra, mỗi học sinh cũng sẽ được phát thêm một chai sữa do chính phủ Nhật cấp miễn phí.

Có một điều khá thú vị là học sinh Nhật không bao giờ lãng phí thức ăn. Khi cảm thấy lượng thức ăn trong khay quá nhiều, trẻ sẽ chủ động bớt lại và ăn hết phần ăn của mình. Trước khi ăn, trẻ sẽ phải học cách cảm ơn người chia cơm, lấy cơm và người nấu phần cơm cho mình.

Ở Nhật, việc ngủ trưa chỉ dành cho trẻ mẫu giáo
Hơn chục người đi lấy cơm dưới bếp sẽ có mũ, khẩu trang và đồng phục riêng để chia cơm và thức ăn vào các bát đặt trên khay.

Ở Nhật, việc ngủ trưa chỉ dành cho trẻ mẫu giáo
Trẻ ngồi ăn theo nhóm được chia từ đầu kỳ. Nhóm này sẽ cùng ăn, cùng học với nhau.


12h55, sau thời gian ăn trưa, học sinh sẽ có 15 phút vui chơi tự do. Ở Nhật, chỉ có những em nhỏ học mẫu giáo mới ngủ trưa. Còn lại, trẻ sau 5 tuổi sẽ ra ngoài xúc cát hoặc tham gia và các hoạt động thể thao. Các cô giáo hoàn toàn không can thiệp vào quá trình vui chơi của trẻ và luôn chơi cùng, hỗ trợ khi cần thiết.

Nhà trường luôn khuyến khích học sinh hoạt động thể chất thay vì ngủ. Các bạn được chơi, nghịch bên ngoài, tham gia các hoạt động dù trời có nắng chang chang.

Sau 15 phút vui chơi, toàn bộ học sinh sẽ vào dọn dẹp lớp học, quét, lau và sắp xếp lại bàn ghế.

Buổi chiều trước khi bắt đầu tiết học thứ 5, học sinh sẽ có 15 phút hoạt động tập thể như học tiếng Anh, xem Tivi hay viết thư pháp.

Đối với học sinh lớp 1 thời gian học sẽ ngắn hơn. Sau khi ăn trưa trẻ có thể về. Đối với trẻ lớp 2, thời gian học sẽ kéo dài thêm một tiết nữa. Đối với lớp 6, học sinh sẽ học đến 15h30, tức học thêm 2 tiết.

Cuối ngày, bạn trực nhật của ngày hôm nay sẽ lên bốc thăm tên người trực nhật ngày mai. Đồng thời, học sinh này cũng sẽ ra chủ đề cho người trực nhật ngày mai đứng lên trình bày trước lớp. Chủ đề các con lựa chọn có thể là “Nói về bữa cơm ngày hôm qua”; “Gần đây có chuyện gì vui/ buồn?”.

Ngày hôm sau, khi cô giáo bước vào lớp, học sinh sẽ đứng lên trình bày với các bạn về chủ đề của mình. Sau khi kết thúc bài chia sẻ, những học sinh khác có thể đặt câu hỏi cho những vấn đề còn thắc mắc.

Học về dòng điện bằng hai chai nước


Tại Nhật, mỗi năm sẽ có 3 học kỳ. Trong mỗi học kỳ sẽ có một ngày mở để phụ huynh tham quan lớp học hay quan sát giờ ăn uống của các con. Mình từng tham gia tiết học môn Vật lý của con với chủ đề “Điện song song và nối tiếp”. Thay vì vẽ hình lên bảng dạy chay và đưa cho học sinh lượng lý thuyết tương đối lớn, giáo trình của giáo viên tại đây rất sinh động.

Thầy giáo sẽ dùng những dụng cụ minh họa từ những chất liệu đơn giản nhưng rất hấp dẫn. Đôi khi chỉ là hai chai nước tự chế để minh họa nhưng học trò rất dễ hiểu và dễ tưởng tượng.

Không khí lớp học diễn ra thực sự thoải mái. Các con được tự do phát biểu. Dù ý kiến có sai hay đối nghịch với thầy cô nhưng cũng là điều hoàn toàn bình thường. Mình cảm giác thầy cô vui tính như bạn bè, ranh giới giữa cô và trò gần như bị xóa bỏ.

Mỗi bài học với các con như một đề tài mở. Các con được tìm hiểu ở nhà, sau đó lên lớp đóng góp quan điểm và đưa ra những đánh giá của bản thân. Thầy sẽ là người khái quát lại và kết luận.


Điều khiến mình ấn tượng và bọn trẻ thích thú là học sinh Nhật được học theo kiểu trực quan. Trẻ được khuyến khích học ở bên ngoài cuộc sống. Vì vậy, trong mỗi học kỳ sẽ có thời điểm học sinh được đi trải nghiệm thực tế tại các cơ sở theo nhóm (nhóm này đã được chia từ đầu kỳ và duy trì trong suốt cả kỳ).

Bắt đầu từ năm học lớp 3, các con sẽ được đi thực tế, viết báo cáo và thuyết trình bài thu hoạch. Các con có thể đến tham quan một cơ sở chăm sóc người già, học cách chăm sóc và đẩy xe lăn thế nào.

Có nhóm lại đi tham quan siêu thị, có nhóm vào trong chùa, nhóm lại tới các nhà máy, ủy ban nhân dân để tìm hiểu mô hình và cách thức hoạt động. Các con cũng có thể được đi đến Hiroshima, một nơi cách khá xa trường để tìm hiểu bảo tàng còn sót lại sau vụ ném bom nguyên tử.

Nhà trường cũng khuyến khích phụ huynh cùng tham gia các hoạt động này. Nhờ vậy việc kết nối giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh rất chặt chẽ.

Học sinh sẽ được quan sát trực quan toàn bộ những hoạt động xung quanh mình cả về các lĩnh vực kinh doanh, xã hội, y tế.

Các con cũng vô cùng thích thú khi quay trở về lớp, báo cáo những gì mình thu nhận được, cùng thảo luận và chia sẻ với các bạn. Không khí lớp học vì thế ồn ào, náo nhiệt thay vì ngồi im ắng. Do đó trẻ không có cảm giác sợ học hay áp lực về điểm số.

Học sinh phải vẽ sơ đồ nhà trước khi nhập học


Ở Nhật, học sinh sẽ phải tự đi bộ từ nhà đến trường. Việc phụ huynh đưa đón con đi học là điều không được khuyến khích. Trước khi nhập học, học sinh sẽ phải vẽ sơ đồ từ nhà đến trường và đi theo đúng trục đường ấy để giáo viên có thể kiểm soát được.

Các thầy cô ở Nhật cũng vô cùng sát sao với học sinh. Mình nhớ có một đợt bão lớn, thầy cô phải chia nhau đứng ở các góc khuất trên đường học sinh đến trường. Chỉ đến khi học sinh xa nhất về đến nhà an toàn thầy cô mới rút về trường. 

Ngoài ra, khi trẻ đi học, ở những nơi ngã ba, ngã tư đều có các bác hưu trí đứng chờ sẵn phục vụ miễn phí. Tất cả các góc sang đường hay cổng trường có rất nhiều bác lớn tuổi tình nguyện đứng giúp đỡ khi trẻ cần.

Ở Nhật, việc ngủ trưa chỉ dành cho trẻ mẫu giáo
Trẻ được khuyến khích vui chơi ngoài sân nắng.

Ở đất nước còn nhiều thiên tai, học sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng mềm giúp các con dễ dàng thích ứng với cuộc sống. Các con có thể chạy bộ 2 cây số từ trường đến điểm tập kết an toàn, đeo balo trên vai, đội mũ, nắm tay các em nhỏ và chạy. Trẻ lớp 6 kèm các em lớp 1, lớp 5 kèm các em lớp 2, lớp 3 và lớp 4 sẽ đi cùng nhau.

Học sinh cũng được dạy kỹ năng đi dọc đường gặp người lạ sẽ phải xử trí ra sao. Trẻ lớp 1, lớp 2 bao giờ cũng có một vật báo động đeo ở cổ, chỉ cần bấm vào sẽ phát ra tiếng kêu gây sự chú ý với những người xung quanh.

Hồi mới sang Nhật mình chăm chút cho con rất nhiều. Nhưng dần con tự làm mọi thứ. Trẻ Nhật rất khỏe. Tất cả các con đều mặc quần soóc, áo ngắn vào mùa đông. Dù trời có lạnh đến mấy, thậm chí cả trong ngày tuyết rơi, trời lạnh vù vù trẻ vẫn ra xúc nghịch cát ở sân trường. Mùa hè nắng nóng các con vẫn ra hoạt động ngoài sân trường.

Mục đích của việc học ở Nhật là trẻ phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu. Do vậy vai trò giúp đỡ của bố mẹ ở nhà rất ít.

Thầy cô giáo tại Nhật thực sự rất tuyệt vời. Với trẻ quốc tế, thầy chủ nhiệm có thể mò mẫm trên internet để dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt làm flashcard cho con. 

Những tấm bìa ấy chủ yếu dịch những câu thể hiện nhu cầu, mong muốn của con như: “Con đau bụng”, “Con muốn đi vệ sinh”, “Con đau đầu”,… Những thứ còn lại, trẻ sẽ được học dần dần để bắt kịp với lớp. Ngoài ra khi nhập học, nhà trường cũng yêu cầu phụ huynh gửi một bản kê khai sở thích của con, nhược điểm của con, có bị dị ứng món ăn gì không? Nếu con dị ứng với một món ăn nào đó, trường sẽ có một chế độ ăn riêng.

Những điều tuyệt vời mà nền giáo dục Nhật mang lại đã khiến học sinh trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.

Thúy Nga (ghi) - Vietnamnet

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

4 khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt về phát âm từ

Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết và có trọng âm, trong khi tiếng Việt đơn âm tiết và nhấn vào mọi từ.

Tại sao bạn gặp khó khăn khi nghe tiếng Anh? Câu trả lời đơn giản là phát âm tiếng Anh quá khác tiếng Việt. Nếu không nghe đủ, sử dụng đủ, thì thật dễ hiểu khi bạn không nghe được tiếng Anh.

Có bốn khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt ở cấp độ từ vựng, cấp độ đơn giản nhất trong phát âm. Đầu tiên là âm. Tiếng Anh có nhiều âm không xuất hiện trong tiếng Việt, và một số âm "na ná" trong tiếng Việt. Nếu những âm "na ná" như âm "i" trong "sit" và "seat" dễ gây nhầm lẫn, thì những âm hoàn toàn mới lạ như âm "y" trong "yes" và "j" trong "Jess" lại khiến người học hoang mang. Nắm vững về hệ thống âm IPA là một gợi ý nếu bạn muốn bắt đầu và tiến bộ nhanh với bộ môn nghe trong tiếng Anh.

bon khac biet giua tieng anh va tieng viet ve phat am tu


Thứ hai, tiếng Anh không có dấu giống tiếng Việt, người học đôi khi cảm thấy khó hiểu khi một từ có thể được đọc theo nhiều "dấu", ví dụ: "lơ-v", "lợ-v", "lớ-v" đều là một từ "love" (mình "Việt hóa" nguyên âm "schwa" một chút cho mọi người dễ hiểu). Ngoài ra, người học Việt có xu hướng "gán" một dấu nhất định cho từ, ví dụ, "love" thì là dấu sắc, đọc là "lớ-v".

Thứ ba, tiếng Anh không những có nhiều âm không tồn tại trong tiếng Việt mà còn có nhiều "âm cuối" hơn. Ngoại trừ âm mũi (m, n, ng), tiếng Việt không có phụ âm hữu thanh đứng ở cuối từ (ví dụ, /r/, /l/, /v/...). Điều này gây ra nhiều khó khăn cho người nghe, đặc biệt là để phân biệt những từ như "little" và "litter".

Cuối cùng, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết và có trọng âm, trong khi tiếng Việt đơn âm tiết và nhấn vào mọi từ. Quá trình dạy phát âm cho người Việt, đa số giáo viên đều thấy trọng âm là vấn đề nổi cộm nhất. Lỗi thường gặp là người học nhấn trọng âm vào tất cả âm tiết trong từ (ví dụ, "pumpkin" đọc là "păm-kìn"). Do đó, khi nghe tiếng Anh, người Việt thường cảm thấy họ nói rất nhanh, tới mức không thể bắt được từ. Cần nhớ, hầu hết âm tiết không được nhấn trong từ sẽ được nói rất nhẹ, ví dụ, "pumpkin" thì bạn chỉ nghe rõ "pump-" thôi, còn "-kin" thì mờ.

Tóm lại, hiểu được những khác biệt cơ bản giữa phát âm từ trong tiếng Anh và tiếng Việt sẽ giúp bạn có lộ trình học tốt hơn. Bí quyết quan trọng nhất để thành công là nghe thật nhiều.

>> Nguồn: Quang Nguyễn (vnexpress)

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Làm rõ các phương án quy định về Kỳ thi THPT quốc gia

HS lớp 12 tìm hiểu các thông tin trước Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018HS lớp 12 tìm hiểu các thông tin trước Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018

Một trong những vấn đề quan trọng Bộ GD&ĐT xin ý kiến góp ý dự thảo Luật GD (sửa đổi) có nội dung về thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH. Đây cũng là nội dung thu hút sự quan tâm của HS, cha mẹ HS, giáo viên và toàn xã hội.

Lam ro cac phuong an quy dinh ve ky thi thpt quoc gia
HS lớp 12 tìm hiểu các thông tin trước Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018

Sẽ có giấy chứng nhận hoàn thành GDPT?

Liên quan đến nội dung về thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, khoản 3 Điều 31 Luật GD 2005 có bất cập: Đối với những người đã học xong chương trình THPT nhưng không dự thi, hoặc dự thi nhưng không đỗ tốt nghiệp THPT, Luật không có quy định về hình thức công nhận hoàn thành chương trình GD phổ thông (PT) cho HS. Luật GD cũng chưa phân biệt giữa công nhận hoàn thành chương trình THPT và bằng tốt nghiệp THPT.

Luật GD 2005 cũng không có quy định việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH; việc tuyển sinh ĐH thuộc về quyền tự chủ của các trường ĐH đã được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH.

Từ những bất cập trên, Ban soạn thảo Luật GD (sửa đổi) đưa ra 2 hướng chỉnh sửa, bổ sung để xin ý kiến góp ý. Theo đó, phương án 1 bổ sung quy định tại Điều 32 dự thảo Luật như sau: HS học hết chương trình THPT mà không dự thi tốt nghiệp THPT hoặc không đỗ tốt nghiệp THPT thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT cho HS; đồng thời sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 33 Luật GD nghề nghiệp. Phương án 2 đề xuất giữ nguyên như Luật GD hiện hành.


Nên giao việc đánh giá tốt nghiệp THPT cho các trường?

Góp ý cho dự thảo Luật về nội dung này có những ý kiến khác nhau. GS Đặng Bá Lãm (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho rằng, trong GD, “đánh giá hoàn thành” hay “đánh giá cuối cùng” chứng minh cho việc hoàn thành một chương trình. Thi tốt nghiệp một chương trình hay một cấp bậc học chính là đánh giá hoàn thành. Vì vậy không nên phân biệt giữa công nhận hoàn thành chương trình THPT và bằng tốt nghiệp THPT.

Theo GS Đặng Bá Lãm, thi tốt nghiệp THPT nên giao cho địa phương tự tổ chức, trước mắt là Sở GD&ĐT; sau này có thể phân cấp đến phòng, rồi đến trường. Còn tuyển sinh ĐH, CĐ là công việc của trường, hoàn toàn do các trường ĐH, CĐ quyết định.
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình GDPT - thì cho rằng: Tiếp tục duy trì cách thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH như hiện nay sẽ hạn chế việc dạy và học theo Chương trình GDPT mới; khó bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực HS. Thông thường, một cuộc thi toàn quốc hay toàn tỉnh chỉ có thể kiểm tra kiến thức và kĩ năng giải bài tập; như vậy, giáo viên vẫn phải tranh thủ thời gian cung cấp kiến thức, kĩ năng giải bài tập cho HS; còn HS vẫn học để đối phó và chịu áp lực nặng nề.

“Theo tôi, việc tổ chức thi tốt nghiệp quy mô toàn quốc hoặc toàn tỉnh tốn kém mà không cần thiết khi tỉ lệ tốt nghiệp năm nào cũng đạt 98% - 99%. Luật GD nên giao việc đánh giá tốt nghiệp cho các trường THPT. Nhà trường sẽ đánh giá HS dựa trên kết quả học tập, rèn luyện thực chất, trong đó chú trọng kĩ năng thực hành. Căn cứ kết quả tốt nghiệp tại trường, Giám đốc Sở GD&ĐT cấp bằng tốt nghiệp cho HS” - GS Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm.


Vai trò của các trung tâm khảo thí


Đối với việc đánh giá để tuyển sinh ĐH, theo Tổng chủ biên chương trình GDPT, nên giao cho các trung tâm khảo thí được tổ chức ở ba miền. Mỗi năm, các trung tâm khảo thí có thể đánh giá từ 2 đến 4 lần. Các trường ĐH có thể căn cứ vào kết quả đánh giá này để tuyển sinh hoặc tổ chức thêm một kỳ thi/một cuộc phỏng vấn để lựa chọn những thí sinh thích hợp với ngành đào tạo.

Hiện nay, Việt Nam chưa có trung tâm khảo thí mạnh. Nhưng từ nay đến năm 2025, tức là lúc HS lớp 12 học theo Chương trình GDPT mới tốt nghiệp còn 7 năm nữa, chúng ta có thể đào tạo đội ngũ khảo thí chuyên nghiệp và chuẩn bị ngân hàng đề thi để thực hiện công việc này. Nếu cần, bước đầu có thể mời chuyên gia khảo thí quốc tế sang giúp đào tạo nhân lực kiểm định, xây dựng ngân hàng đề thi và tổ chức một vài kỳ thi đầu tiên.

Ngoài việc đánh giá kết quả học tập để tuyển sinh ĐH, các trung tâm khảo thí cũng sẽ được giao nhiệm vụ tổ chức khảo sát trên diện rộng (có thể là ở từng tỉnh) để thu thập thông tin về GD và đối chiếu với kết quả tốt nghiệp ở các trường. Trên cơ sở đối chiếu, cơ quan quản lý GD địa phương có thể xác định sự tương ứng giữa kết quả đánh giá của từng trường với kết quả khảo sát trên diện rộng, từ đó điều chỉnh “bệnh thành tích” của các trường.

Về việc sử dụng kết quả đánh giá kết quả học tập ở trường, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, cũng nên có quy định HS không đạt kết quả được tiếp tục học theo lớp nhưng phải thi lại những môn chưa đạt yêu cầu. Nhà trường có trách nhiệm cử giáo viên hướng dẫn những HS này. Trong trường hợp cần thiết, nhà trường có thể mời chuyên gia GD, chuyên gia tâm lý tư vấn cho HS, cha mẹ HS và nhà trường để giúp những HS này đạt được yêu cầu.

>> Nguồn: Thảo Đan ( Báo Giáo dục & thời đại)

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Năm 2019: Các trường đại “tốp trên” tuyển sinh như thế nào?

Kỳ tuyển sinh năm 2019, nhiều trường đại học “tốp trên” ngoài mở thêm các ngành đào tạo, các trường còn mở rộng thêm các đối tượng tuyển sinh.

nam 2019 cac truong dai hoc top tren tuyen sinh nhu the nao
Nhiều trường đại học đã sớm công bố phương thức tuyển sinh năm 2019. Ảnh minh họa: Q.Anh


Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố phương thức tuyển sinh năm 2019, trường dự kiến tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2019 với tổng chỉ tiêu là 3.850 thí sinh, giữ ổn định so với năm 2018. Trong đó, tại cơ sở Hà Nội là 2.750, tại cơ sở TP.HCM là 950 và tại cơ sở Quảng Ninh là 150.

Trường tuyển sinh theo 4 phương thức, gồm: xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT; xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT quốc gia năm 2019; xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019; xét tuyển thẳng.

Với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, về cơ bản không thay đổi so với phương thức xét tuyển của năm 2018. Năm 2019, dự kiến trường sẽ bổ sung tổ hợp xét tuyển D01 cho ngành ngôn ngữ Pháp, chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại.


Còn tại ĐH Kinh tế Quốc dân, chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy 2019 là 5.650 chỉ tiêu, tăng 150 chỉ tiêu so với năm 2018. Năm nay, trường sử dụng 3 phương thức xét tuyển sinh. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, điểm trúng tuyển được tính theo ngành/chương trình, không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển.

Phương thức xét tuyển kết hợp (tuyển thẳng), hồ sơ dự tuyển sẽ được nhận tại trường từ ngày 2/5 đến 15/7, áp dụng cho 2 đối tượng: Đó là, thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên VTV và có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của 3 môn bất kỳ (trong đó có môn Toán) đạt từ 18 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).

Tiếp theo là đối tượng thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/6/2019) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFT ITP 550 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của môn Toán và 1 môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).

Năm 2019, ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến tuyển sinh thêm 7 chương trình mới học bằng tiếng Anh. Có 9 tổ hợp được nhà trường áp dụng xét tuyển sinh năm 2019 cho 47 ngành/chương trình trong mùa tuyển sinh 2019.

ĐH Quốc gia Hà Nội cũng vừa chính thức công bố thời gian và phương thức tuyển sinh dự kiến năm học 2019 - 2020. Theo đó, tổng chỉ tiêu vào các trường, khoa thành viên năm tới là 9.000. ĐH Quốc gia Hà Nội xét tuyển các đối tượng gồm: Thí sinh có kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge (Anh) có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng.

ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến sẽ xét tuyển hai đợt: Đợt 1 dự kiến từ ngày 10 – 31/7 với các thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và từ ngày 10/7 - 31/8 đối với thí sinh sử dụng phương thức khác. Còn đợt 2, xét tuyển dự kiến từ ngày 13/8.

ĐH Quốc gia TP.HCM cũng đã công bố phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2019, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh của các đơn vị thành viên là hơn 16.000 thí sinh. Thực hiện tuyển sinh bằng các phương thức: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM dành cho các đối tượng là học sinh các trường chuyên, năng khiếu, thuộc các trường đại học tỉnh, thành trên toàn quốc. Học sinh nhóm 100 trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong các năm từ 2015 đến 2018.

Xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Xét tuyển trên kết quả các kỳ thi quốc tế. Thí sinh có chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT, BI, A-level... đạt danh hiệu học sinh giỏi trong các năm ở THPT và có hạnh kiểm tốt.
>> Nguồn: giadinh.net.vn

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cần thiết cho người đi làm

Hiện nay, tại chốn công sở, tiếng Anh giao tiếp trở nên ngày càng quan trọng. Ngoài việc giúp bạn thăng tiến trong công việc, vốn ngoại ngữ này tốt còn giúp bạn mở rộng các mối quan hệ. Nhằm giúp bạn chủ động trong những cuộc trò chuyện, các chuyên gia Anh ngữ chia sẻ những câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm dưới đây.

nhung mau cau tieng anh giao tiep can thiet cho nguoi di lam


Sở dĩ, nói tiếng Anh giao tiếp thành thạo giúp người đi làm không chỉ tự tin mà còn mở rộng cơ hội nghề nghiệp là bởi vì nó là cầu nối giúp người với người ở những đất nước khác nhau có thể giao thông và cùng hợp tác phát triển sự nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng này, các chuyên gia Anh ngữ chia sẻ các mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm nhằm giúp họ trang bị thật tốt và cảm thấy dễ dàng khi trò chuyện cùng đối tác hay các đồng nghiệp người nước ngoài. Cụ thể là:

General Phrases - Những câu giao tiếp phổ biến

How long have you worked here? – Anh đã làm ở đây bao lâu rồi?
I’m going out for lunch. – Tôi sẽ ra ngoài ăn trưa
I’ll be back at 1.30. – Tôi sẽ quay lại lúc 1:30
How long does it take you to get to work? – Anh đi đến cơ quan mất bao lâu?
The traffic was terrible today. – Giao thông hôm nay thật kinh khủng
How do you get to work? – Anh đến cơ quan bằng gì?
Here’s my business card. – Đây là danh thiếp của tôi.
Absence From Work - Vắng mặt tại cơ quan
She’s on maternity leave. – Cô ấy đang nghỉ đẻ.
He’s off sick today. – Anh ấy hôm nay bị ốm.
He’s not in today. – Anh ấy hôm nay không có ở cơ quan.
She’s on holiday. – Cô ấy đi nghỉ lễ rồi.
I’m afraid I’m not well and won’t be able to come in today. – Tôi e là tôi không được khỏe nên hôm nay không thể đến cơ quan được.

Dealing With Customers – Tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm gặp khách hàng

He’s with a customer at the moment. – Anh ấy hiện giờ đang tiếp khách hàng.
I’ll be with you in a moment. – Một lát nữa tôi sẽ làm việc với anh/chị.
Sorry to keep you waiting. – Xin lỗi tôi đã bắt anh/chị phải chờ.
Can I help you? – Tôi có thể giúp gì được anh/chị?
Do you need any help? – Anh/chị có cần giúp gì không?
What can I do for you? – Tôi có thể làm gì giúp anh chị?

In The Office - Trong văn phòng

He’s in a meeting. – Anh ấy đang họp.
What time does the meeting start? – Mấy giờ thì cuộc họp bắt đầu?
What time does the meeting finish? – Mấy giờ thì cuộc họp kết thúc?
The reception’s on the first floor. – Quầy lễ tân ở tầng một.
I’ll be free after lunch. – Tôi rảnh sau bữa trưa.
She’s having a leaving-do on Friday. – Cô ấy sắp tổ chức tiệc chia tay vào thứ Sáu.
She’s resigned. – Cô ấy xin thôi việc rồi.
This invoice is overdue. – Hóa đơn này đã quá hạn thanh toán.
He’s been promoted. – Anh ấy đã được thăng chức.
Can I see the report? – Cho tôi xem bản báo cáo được không?
I need to do some photocopying. – Tôi cần phải đi photocopy.
Where’s the photocopier? – Máy photocopy ở đâu?
The photocopier’s jammed. – Máy photocopy bị tắc rồi.
I’ve left the file on your desk. – Tôi đã để tập tài liệu trên bàn anh/chị.


It Problems - Các vấn đề về công nghệ thông tin

There’s a problem with my computer. – Máy tính của tôi có vấn đề.
The system’s down at the moment. – Hiện giờ hệ thống đang bị sập.
The internet’s down at the moment. – Hiện giờ mạng đang bị sập.
I can’t access my email. – Tôi không thể truy cập vào email của tôi.
The printer isn’t working. – Máy in đang bị hỏng.
Trên đây là những câu tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm nơi công sở thông dụng nhất giúp các bạn. Chúc các bạn học tốt và tự tin sử dụng tiếng anh trong công việc.

Những mẫu câu giao tiếp thông thường khi làm việc nhóm


I would like to introduce to all of you the new member of our group.
Tôi xin giới thiệu với tất cả các bạn thành viên mới của nhóm chúng ta.
We are glad you join us.
Chúng tôi rất vinh dự khi có bạn cùng tham gia.
Can we discuss a little bit about the next project?
Chúng ta có thể bàn bạc một chút về dự án sắp tới không?
We are going to need all people’s input on the upcoming project.
Chúng tôi cần sự hỗ trợ của tất cả mọi người cho dự án sắp tới.
We have about 30 minutes for Q & A (Questions and Answers).
Chúng ta có khoảng 30 phút cho các câu hỏi và câu trả lời.
Can you briefly talk about what strategies we have for the future?
Anh/ Cô có thể nói ngắn gọn về những chiến lược trong tương lai của chúng ta không?
If we brainstorm about a problem, we can come up with many different ideas and find a solution.
Nếu cùng suy nghĩ về một vấn đề, chúng ta sẽ có được nhiều ý tưởng khác nhau và tìm được cách giải quyết.
The members of a team should learn to cooperate with each other.
Các thành viên trong nhóm nên học cách hợp tác với nhau.
Keep to the point, please.
Làm ơn đừng đi lạc đề.
That sounds like a fine idea.
Nó có vẻ là một ý tưởng tốt.

Các cách trao đổi trong trường hợp gọi/ nghe điện thoại


Khi bạn là người gọi điện:


Good morning/afternoon/evening.  This is … (your name) at/ calling from … (company name). Could I speak to …?
Chào buổi sáng/ buổi chiều/ buổi tối. Tôi là … (tên bạn) đến từ/ gọi điện từ … (tên công ty của bạn). Tôi có thể nói chuyện với … được không?
Can I leave a message for him/her?
Tôi có thể để lại lời nhắn cho anh ấy/ cô ấy được không?
Could you tell him/her that I called, please?
Bạn có thể nhắn anh ấy/ cô ấy là tôi đã gọi được không?
Could you ask him/her to call me back, please?
Bạn có thể nói anh ấy/ cô ấy gọi lại cho tôi được không?
Thank you.  I’ll call back later.
Cám ơn bạn. Tôi sẽ gọi lại sau.
I think we have a bad connection. Can I call you back?
Tôi nghĩ là đường truyền có vấn đề. Tôi có thể gọi lại sau được không?
I’m sorry, there is something wrong with the connection.  Could you speak a little louder, please?
Tôi xin lỗi, đường truyền có vấn đề. Bạn có thể nói to hơn một chút được không?
Thank you very much.  Have a good day.
Cám ơn rất nhiều. Chúc bạn một ngày tốt lành.
Thanks for your help.
Cám ơn vì sự giúp đỡ của bạn.
Đây chắc chắn là những mẫu câu giúp việc học tiếng Anh hiệu quả cho người đi làm.

Luôn tỏ ra lịch sự khi nói chuyện với đồng nghiệp

Hãy sử dụng các mẫu câu trên nếu bạn là người gọi nhé

Khi bạn là người nhận điện thoại:


Company QT , this is … How can I help you?
Đây là công ty QT , tôi là … Tôi có thể giúp gì cho bạn?
Customer Service department, Anna speaking.
Phòng chăm sóc khách hàng xin nghe, tôi là Anna.
May I have your name please?
Tôi có thể biết tên bạn được không?
May I ask who am I speaking with?
Tôi có thể biết tôi đang nói chuyện với ai được không?
Sure, let me check on that.
Chắc chắn rồi, để tôi kiểm tra.
Sure, one moment please.
Chắc chắn rồi, xin vui lòng đợi.
Can I put you on hold for a minute?
Bạn có thể giữ máy một chút được không?
Do you mind holding while I check on that?
Bạn có phiền không nếu giữ máy một chút để tôi kiểm tra?
He /she is not available at the moment. Can I take a message?
Anh ấy/ Cô ấy không có ở đây. Tôi có thể ghi lại lời nhắn của bạn không?
He /she is out of the office right now.  Would you like to leave a message?
Anh ấy/ Cô ấy đang ở ngoài. Bạn có muốn để lại lời nhắn không?
Is there anything else I can help you with? … Okay, thanks for calling.
Tôi có thể giúp bạn chuyện gì nữa không? … Cám ơn bạn đã gọi đến.

Luôn tỏ ra lịch sự khi nói chuyện với đồng nghiệp, đối tác hay khách hàng qua điện thoại
>> Nguồn: Tổng hợp

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Khơi nguồn cảm hứng học tiếng Anh bằng cách nào?

Làm bất kỳ việc gì cũng cần có động lực. Nhưng để hình thành và phát triển động lực học tập thì cần phải có thủ thuật. Bạn đã biết cách khơi nguồn cảm hứng học tập cho riêng mình? Bài viết này giới thiệu một số bí quyết giúp bạn thúc đẩy động lực học tiếng Anh một cách hiệu quả.

khoi nguon cam hung hoc tieng anh bang cach nao


 Tưởng tượng hình ảnh của bạn trong tương lai
Hãy hình dung bạn có thể nói chuyện với người bản xứ như khi nói tiếng mẹ đẻ. Hãy tưởng tượng ra cảnh người khác mong muốn có thể nói tiếng Anh giỏi như bạn. Hãy nghĩ đến lúc bạn có thể gửi e-mail cho tất cả mọi người từ khắp nơi trên thế giới...

Nên nhớ là bạn cũng đã khá rồi
Bạn cũng đã ít nhiều hiểu biết tiếng Anh (thế nên hiện tại bạn mới có mặt trên trang web này để tiếp tục học tập và nâng cao trình độ). Đấy cũng là một thành công đáng ghi nhận! Và bây giờ là lúc để đạt được nhiều thành công hơn nữa, để bắt đầu sử dụng những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, và để tiếp thu một lượng kiến thức tiếng Anh thật ấn tượng.

 Và cũng cần nhớ rằng vẫn còn nhiều điều bạn chưa biết
Bạn khá rồi, nhưng tiếng Anh của bạn có thể chưa hoàn hảo. Có thể bạn vẫn chưa hiểu được các kênh tiếng Anh trên tivi, chưa đọc được các cuốn sách tiếng Anh, chưa nói chuyện được với người bản xứ một cách dễ dàng hay chưa viết được những lá thư không mắc một lỗi nào... Ngay cả nếu bạn là học sinh giỏi tiếng Anh nhất lớp, bạn vẫn nên thường xuyên tìm ra các mặt yếu của mình để tập trung khắc phục. Khi bạn đã học nói tiếng Anh thật giỏi rồi thì những vấn đề bạn mắc phải sẽ trở nên hết sức nhỏ bé, chẳng hạn như: dấu câu, các cấu trúc ngữ pháp ít sử dụng, các từ hiếm gặp hay hiểu được “ngôn từ chợ búa” hay còn gọi là tiếng lóng.

 Sử dụng tiếng Anh bất cứ khi nào có thể
Yếu tố này rất, rất quan trọng. Bạn càng sử dụng tiếng Anh nhiều thì bạn càng muốn học nó. Do tiếng Anh rất phổ biến nên bạn có thể vận dụng khắp mọi nơi, như: sử dụng Google để tìm các trang web tiếng Anh có những thông tin lý thú, xem phim hoạt hình Mỹ, chơi các trò phiêu lưu trên máy tính hay đọc những quyển sách tiếng Anh thú vị. Nếu bạn nhận thấy chỉ một từ mới tiếng Anh đã giúp bạn hiểu được chương trình tivi yêu thích của bạn (hoặc giao tiếp được với mọi người, hay thắng trong một trò chơi) thì bạn sẽ còn muốn học nhiều từ hơn nữa. Vì thế bạn sẽ học tiếng Anh nhiều hơn, sử dụng nhiều hơn, rồi lại học nhiều hơn và sử dụng nhiều hơn... Nếu bạn còn có phương pháp học tập hiệu quả thì tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ nhanh ngoài sức tưởng tượng.

Trò chuyện với mọi người về tiếng Anh
Đây là một phương pháp đơn giản nhưng hữu hiệu. Bạn thường nói về những đề tài làm bạn thích thú. Và ngược lại, nếu bạn bắt đầu nói về một đề tài nhàm chán, thì bạn cũng sẽ bắt đầu thấy thích nó, đặc biệt khi bạn nói về nó từ một góc nhìn tích cực hơn. Giả sử bạn đang học tiếng Anh, bạn có thể gợi chuyện với một người bằng một câu tiếng Anh như: “Hi, I'm studying English and I hate it” (Chào cậu, tớ đang học tiếng Anh và tớ ghét nó lắm) hoặc một câu bằng tiếng Việt: “Này, hôm nay tớ học được 50 từ tiếng Anh rồi đấy. Cậu có biết từ ... tiếng Anh là gì không?” Nếu không có ai ở gần thì bạn có thể gọi điện hoặc gửi e-mail cho bạn bè. Có thể họ cũng chẳng quan tâm nhưng điều đó đâu thành vấn đề! Quan trọng là bạn sẽ say mê học tiếng Anh hơn.

 Tìm một người bạn cũng đang học tiếng Anh
Nếu tìm được một người bạn cũng đang học tiếng Anh và có trình độ tương đương thì bạn đang có một cơ hội tuyệt vời: (1) bạn có người để cùng trò chuyện về tiếng Anh nhằm giúp bạn thấy yêu thích tiếng Anh hơn; (2) việc học cũng dễ dàng hơn vì bạn có thể bàn luận các vấn đề gặp phải với người bạn đó; và (3) bạn sẽ học tiếng Anh nhiều hơn để có thể giỏi hơn (hoặc để không bị kém hơn) bạn mình. Bạn nên gặp người bạn này thường xuyên. Trong trường hợp bạn thực sự không thể tìm được ai đó sẵn sàng học tiếng Anh với bạn thì hãy cố tìm một người bạn qua mạng.

Tiêu một số tiền vào việc học tiếng Anh
Nếu phải tiêu tiền vào một cái gì đó thì bạn sẽ muốn sử dụng nó. Nếu bạn muốn tăng niềm đam mê học tiếng Anh của mình, hãy mua một cuốn từ điển mới, một quyển sách tiếng Anh thật hay hoặc một kênh truyền hình cáp tiếng Anh. Vì bạn đã trả tiền cho những thứ đó nên bạn muốn được dùng nó và nhờ đó bạn sẽ nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Phương pháp này tạo cho bạn động lực để bắt đầu học. Ví dụ: nếu bạn mua một cuốn sách dạy cách dùng cụm động từ, bạn sẽ học được một số từ trong đấy. Rồi bạn cố sử dụng chúng, chẳng hạn, viết một bức e-mail có dùng các từ này. Điều đó sẽ giúp tăng động lực của bạn, và bạn lại học nhiều hơn nữa.

Nhớ là học tiếng Anh đòi hỏi phải hành động
Một hành động nhỏ có tác dụng lớn hơn đọc hàng trăm bài viết. Chúng tôi luôn mong các bạn có thể thực hiện được những bài hướng dẫn trên trang web này, chứ không chỉ đọc suông các bài viết. “Đời thay đổi khi ta thay đổi”, bạn sẽ thành công chỉ nếu như bạn thay đổi một cái gì đó trong cuộc sống của mình.Đừng trì hoãn thêm nữa. Hãy bắt đầu ngay từ giờ phút này!
>> Nguồn: fb