This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Top 10 quốc gia có trình độ học vấn cao nhất thế giới 2018

Bảng đánh giá xếp hạng giáo dục năm 2018 do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố cho thấy bất chấp tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều biến động và khó khăn, song tỷ lệ người tốt nghiệp cao đẳng và đại học trên toàn cầu vẫn đang tăng lên. Tuy nhiên, có một nghịch lý khiến ai cũng ngỡ ngàng là số người đạt trình độ đại học trở lên tại các nước giàu có lại “lép vế” so với những nền kinh tế đang phát triển. Do đó, những quốc gia có trình độ học vấn cao nhất thế giới lại không phải là Mỹ, Anh, Pháp… mà lại chính là những nước như Nhật Bản hay Canada.

Top 10 quốc gia có trình độ học vấn cao nhất thế giới 2018
Bảng xếp hạng 10 quốc gia có trình độ học vấn cao nhất thế giới 2018


OECD định nghĩa trình độ học vấn người trưởng thành của một quốc gia được tính theo tỷ lệ % dân số trong độ tuổi từ 25-64 đã tốt nghiệp một số loại hình giáo dục bậc đại học theo hình thức văn bằng hai năm (đại học cộng đồng, college), văn bằng bốn năm hoặc chương trình học nghề.

Dưới đây là 10 quốc có trình độ học vấn cao nhất thế giới xếp theo thứ tự từ thấp đến cao:

10. Luxembourg               42,86%

9. Na Uy                          43,02%

8. Phần Lan                      43,60%

7. Australia                       43,74%

6. Mỹ                               45,67%

5. Vương quốc Anh            45,96%

4. Hàn Quốc                      46,86%

3. Israel                            49,90%

2. Nhật Bản                       50,50%

1. Canada                          56,27%


Theo bảng đánh giá xếp hạng của OECD, Canada là quốc gia có trình độ học vấn ở người trưởng thành cao nhất thế giới với hơn 56% người trong độ tuổi từ 25-64 đã hoàn thành ít nhất một khóa đào tạo bậc đại học.

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016 tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Canada Justin Trudeau tự hào khẳng định rằng giáo dục chính là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia này.

Nhà lãnh đạo Canada nhấn mạnh: “Chúng tôi cần giáo dục để giúp người dân học hỏi, tư duy và thích nghi. Các nguồn tài nguyên tự nhiên của chúng tôi là rất quan trọng, và sẽ luôn là như vậy. Nhưng người Canada hiểu rằng nhân tố mang lại sự phát triển và thịnh vượng cho đất nước không phải là những gì ở dưới chân chúng ta, mà là những gì chúng ta tiếp nhận". Tiếp sau Canada là các nước có trình độ học vấn cao như Nhật Bản, Israel và Hàn Quốc. Mỹ đứng thứ sáu trong danh sách của OECD.


Điều đáng lưu ý trong bảng xếp hạng này là mặc dù hàng năm Mỹ đều đứng đầu danh sách nước có các trường đại học tốt nhất thế giới và số lượng sinh viên tham gia học đại học không ngừng tăng, OECD vẫn xếp Mỹ đứng thứ 6 về trình độ học vấn người trưởng thành.

heo OECD, 45,67% người Mỹ trưởng thành trong độ tuổi từ 25-64 đã tốt nghiệp một loại hình giáo dục nào đó theo hình thức văn bằng 2 năm, văn bằng 4 năm hoặc học nghề. Tổng điều tra của Mỹ ước tính rằng khoảng 33% người trưởng thành ở Mỹ có bằng cử nhân trở lên.

Theo các nhà phân tích, nguyên nhân khiến cho trình độ học vấn tại các quốc gia có sự chênh lệch phần lớn là do quy mô đầu tư vào giáo dục có sự khác nhau. Có một điều thú vị là tại những quốc gia có trình độ học vấn cao nhất, kinh phí của nhà nước dành cho các tổ chức giáo dục so với chi phí của tư nhân là tương đối thấp so với các nước khác trong OECD.
>> Nguồn: anninhthudo

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Góc nhìn từ giáo dục Hoa Kỳ về Giáo dục Việt Nam

Việt Nam không thể là ngoại lệ khi đã và đang có những hiện tượng không mong muốn diễn ra trong giáo dục.

Nếu truy vấn thông tin về khủng hoảng giáo dục trên quy mô toàn cầu thì kết quả của cỗ máy tìm kiếm Google cho ra gần 600 triệu bài viết. Trong đó, có khoảng 500 triệu bài về khủng hoảng giáo dục ở Hoa Kỳ, 162 triệu bài về khủng hoảng giáo dục ở Nhật Bản và gần 300 triệu kết quả về khủng hoảng giáo dục ở Anh… Như vậy, tại các nước phát triển, con số bài viết về khủng hoảng giáo dục đều tính bằng hàng trăm triệu trở lên. Trong khi đó, ở Việt Nam con số tìm được mới khoảng 9,2 triệu.

Chưa "thừa thầy, thiếu thợ" 


Tỉ lệ vào đại học của người Việt đang ở dưới mức trung bình toàn cầu, tức là mới 30% thanh niên được thụ hưởng nền giáo dục đại học. Trong khi đó, ở các nền kinh tế phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông… thì tỉ lệ này dao động từ 80-100%. Nghĩa là Việt Nam không hề "thừa thầy thiếu thợ" như nhiều người lo ngại. "Việt Nam muốn phát triển hơn nữa thì vẫn cần phải nâng tỉ lệ này lên", TS. Huỳnh Thế Du khẳng định.

Ngoài ra, trong số 20 quốc gia có du học sinh nhiều nhất thế giới thì Việt Nam đứng thứ 9. Nhìn tổng quan có thể thấy số du học sinh của các nền kinh tế thịnh vượng luôn đông đảo hơn hẳn những nơi khác. Những nước mà du học sinh Việt Nam tìm tới cũng đa số là các nước phát triển. Có nghĩa là, khi được xếp vào nhóm nước có số du học sinh đông đảo thì đây chính là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của quốc gia chứ không phải là hiện tượng "tị nạn giáo dục" như một số ý kiến quan ngại.

Giáo dục Việt Nam Góc nhìn từ giáo dục Hoa Kỳ
TS. Huỳnh Thế Du phát biểu tại hội thảo - Ảnh: M.G


Việt Nam cũng được xếp ở nhóm nước có tỉ lệ chi ngân sách khá lớn cho giáo dục, cũng là nơi có rất nhiều lựa chọn về giáo dục và đào tạo, từ phổ cập tới chuyên biệt. Người học có thể đi theo lộ trình bình thường với các trường công lập, dân lập, tư thục hoặc lộ trình với tiêu chuẩn quốc tế từ bậc tiểu học tới tận đại học.

Chỉ số vốn con người theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy ở châu Á, Việt Nam tuy bị xếp sau các nước phát triển nhưng vẫn tương đương với Trung Quốc và xếp cao hơn tất cả các nước còn lại.

Bảng tổng sắp về Đổi mới sáng tạo của WIPO (Tổ chức Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Liên Hợp Quốc) cũng đưa Việt Nam vào vị thứ 45 trên tổng số gần 200 quốc gia. Nếu xét trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp thì Việt Nam còn được xếp thứ 2 toàn cầu.

Có nên "nhập khẩu" chương trình giáo dục?


Với vai trò nhà hoạch định chính sách giáo dục, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho hay, các chương trình giáo dục của chúng ta trước đây chỉ thiên về cung cấp kiến thức cho người học, nhằm trả lời câu hỏi học sinh biết gì sau khi học. Trong khi đó, với chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tiến tới phát triển toàn diện người học, để trả lời câu hỏi “Học sinh biết làm những gì”.
Chỉ ra những khó khăn, Giáo sư Thuyết cho rằng phần lớn học sinh không xác định được mục đích học tập, thấy bạn điểm cao thì mình cũng phải điểm cao, phần lớn cũng một phần từ phụ huynh, Giáo sư Thuyết dẫn chứng: “Các vị phụ huynh quan tâm học sinh theo cách hơi lệch lạc. Trước hết là họ chỉ quan tâm thành tích của con bằng điểm số. Chính vì thế có nhiều phụ huynh phải dạy trước cho con. Việc này theo tôi không có lợi. Mình tạo nếp sống cho con tốt, dạy con đạo đức, tạo cho con nếp học tập, phương pháp học tốt… quan trọng hơn nhiều so với điểm số”.
Chia sẻ một số kinh nghiệm từ giáo dục Hoa Kỳ mà trường đang áp dụng, bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Đại học Fullbirght Việt Nam, có những ý kiến, khi đưa một chương trình giáo dục của Hoa Kỳ áp dụng vào điều kiện giáo dục của Việt Nam, mặc dù nó ưu việt, nhưng liệu chương trình có còn thực sự đáp ứng nhu cầu của thế kỷ 21 hay không, có nên “nhập khẩu” nguyên chương trình hay không, có phù hợp với nhu cầu học tập của Việt Nam hay không.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng cho biết thêm, những đặc điểm nổi bật của chương trình giáo dục phổ thông mới thể hiện ở tính mở: không bó buộc người giáo viên phải theo sách giáo khoa, học sinh lựa chọn môn học thích hợp, cũng có thể học ít môn hơn. “Dân chủ” và “Thực học”, là hai triết lý giáo dục quan trọng khi áp dụng chương trình mới, để phát triển giáo dục trong tương lai.
>> Nguồn: Nhịp cầu đầu tư

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Nói tiếng Anh như người bản ngữ với các câu hỏi về thời gian và địa điểm


Bạn sẽ nói tiếng Anh như người bản ngữ với những mẫu câu hỏi và trả lời về khoảng thời gian cùng nơi chốn mà chúng tôi sẽ cung cấp ngay dưới đây. Nếu bạn đang đi du lịch hoặc ở một công ty có các nhân viên ngoại quốc rất có thể sẽ gặp nhiều tình huống giao tiếp về phần này.


Nói tiếng Anh như người bản ngữ với chủ đề thời gian địa điểm


Nói tiếng Anh như người bản ngữ với các câu hỏi về thời gian và địa điểm


Bạn có thể tìm đến các trung tâm hoặc những câu lạc bộ có học nói tiếng Anh cơ bản để trau dồi thêm kỹ năng “speak” của mình. Với sự chuyên nghiệp cũng như hệ thống giáo trình bài bản chuẩn xác, chúng ta sẽ có những kiến thức đầy đủ và hiệu quả về các lĩnh vực và chủ đề nói tiếng Anh gần gũi xoay quanh cuộc sống hàng ngày.

Những câu hỏi và trả lời liên quan đến lĩnh vực thời gian và nơi chốn cũng là một phần thông dụng mà chúng ta cần biết đến để áp dụng trong giao tiếp. nếu bỏ qua bài chia sẻ này bạn sẽ bị thiệt hơn hẳn về các thông tin hữu dụng này.

Tiếng Việt
Tiếng Anh
Cách đây 11 ngày.
11 days ago.
2 tiếng.
2 hours.
Cách nay đã lâu.
A long time ago.
Suốt ngày
All day.
Tối nay họ có tới không?
Are they coming this evening?
Bạn có thoải mái không?
Are you comfortable?
Con bạn có đi cùng không?
Are your children with you?
Càng sớm càng tốt.
As soon as possible.
Lúc 3 giờ chiều.
At 3 o'clock in the afternoon.
Tại đường số 5.
At 5th street.
Lúc 7 giờ tối.
At 7 o'clock at night.
Lúc 7 giờ sáng.
At 7 o'clock in the morning.
Việc đó xảy ra lúc mấy giờ?
At what time did it happen?
Tôi có thể giúp gì bạn?
Can I help you?
Bạn có hồ bơi không?
Do you have a swimming pool?
Bạn có món này cỡ 11 không?
Do you have this in size 11?
11:30 bạn có trở lại không?
You'll be back by 11:30?
Hàng tuần.
Every week.
Tôi dạy lúc 6 giờ sáng.
I get up at 6AM.
Ngày hết hạn.
Expiration date.
Anh ta trong vòng 20 phút nữa sẽ trở lại
He'll be back in 20 minutes.
Bạn đợi đã lâu chưa?
Have you been waiting long?
Ngày mai gia đình anh ta sẽ tới
His family is coming tomorrow.
Còn thứ bảy thì sao?
How about Saturday?
Bạn sẽ ở bao lâu?
How long are you
going to stay?
Sẽ mất bao lâu?
How long will it take?
Tất cả bao nhiêu?
How much altogether?
Sẽ tốn bao nhiêu?
How much will it cost?
Tôi không có đủ tiền.
I don't have enough money.
Tôi chuẩn bị đi.
I'm getting ready to go out.
Tôi chỉ xem thôi.
I'm just looking.
Tôi cũng lo.
I'm worried too.
Hôm nay trời mưa rất lớn.
It rained very hard today.
Tối nay trời sẽ lạnh.
It'll be cold this evening
Giá 17 đồng
It's 17 dollars.
Bây giờ là 6 giờ sáng.
It's 6AM.
Bây giờ là 8:45
It's 8:45.
Bây giờ là 7 giờ thiếu 15.
It's a quarter to 7.
Hôm nay trời sẽ mưa tuyết.
It's going to snow today.
Hôm nay là thứ mấy?
What day of the week is it?
Bạn theo tôn giáo nào?
What's your religion?
Bây giờ là mấy giờ?
What time is it?
Mấy giờ nó bắt đầu?
What time does it start?
Bạn sẽ tới lúc mấy giờ?
What time do you arrive?
Bạn tỉnh giấc lúc mấy giờ?
What time did you wake up?
Bạn đã đi ngủ lúc mấy giờ?
What time did you go to sleep?
Bạn đã thức dậy lúc mấy giờ?
What time did you get up?
Mấy giờ họ sẽ tới?
What time are they arriving?
Hôm nay ngày mấy?
What is today's date?
Ngày nào họ sẽ tới?
What day are they coming over?
Chúng ta trễ.
We're late.
Có nhiều thời gian.
There's plenty of time.
Cả ngày.
The whole day
Thỉnh thoảng tôi đi ngủ vào lúc 12 giờ tối
Sometimes I go to sleep at 11PM
Khi nào bạn tới?
when you're coming?
22 tháng mười.
October 22nd.
Bây giờ hoặc sau?
Now or later?
27 tháng 8 là sinh nhật tôi
August 27th is My birthday
Tôi đã xem nó.
I've already seen it.
Nó ở đó
It's there.
Nó đây
It's here.
Khi nào họ tới?
When are they coming?
Khi nào bạn trở lại?
When are you coming back?
Khi nào bạn ra đi?
When are you leaving?
Khi nào bạn chuyển đi?
When are you moving?
Sinh nhật bạn khi nào?
When is your birthday?
Khi nào anh ta sẽ trở lại?
When will he be back?
Khi nào nó sẽ sẵn sàng?
When will it be ready?
Bạn sẽ đi đâu?
Where are you going to go?


Benative Việt Nam đã thiết kế mô hình học tiếng Anh cùng Tây nhằm mang tới hiệu quả đột phá cho những bạn đang có nhu cầu học, dành tối đa quỹ thời gian vào việc trau dồi ngoại ngữ và môi trường hoàn toàn không có tiếng mẹ đẻ. Bạn sẽ nhanh thành thạo và phản xạ nhanh hơn khi giao tiếp. làm quen và có thêm hàng nghìn từ vựng và rèn luyện kỹ năng thuần thục nhất, áp dụng vào công việc với những lúc đi công tác xa hay đi du lịch.

Bạn hãy luyện tập thật nhiều và nhớ phát âm bật ra khỏi cửa miệng để có thể nói tiếng Anh như người bản ngữ nhé!

>> Benative Việt Nam tổng hợp