This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

Bật mí cách viết CV tiếng Anh chuyên ngành kế toán chuẩn

Bạn học kế toán nhưng đã biết cách viết CV tiếng Anh chuẩn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chưa?  Nếu chưa hãy tham khảo cách viết CV tiếng Anh chuyên ngành kế toán dưới đây ngay nhé
Bật mí cách viết CV tiếng Anh chuyên ngành kế toán chuẩn

Cấu trúc của một CV tiếng Anh ngành kế toán chuẩn

Thông thường một CV thường có cấu trúc như sau:
– Professional/ Career/ Vocational/ Research Objectives (Mục đích chuyên nghiệp/ nhà nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu)
– Education (Học vấn), Honors/Achievemen (Thành tích, giải thưởng)
– Specialized Skills (Kỹ năng chuyên môn)
– Work Experience (Kinh nghiệm làm việc)
– Background (Kiến thức)
– Community Service (Tham gia hoạt động cộng đồng)
– Interests (Sở thích)
– References/Letters of Recommendation (Chứng nhận /Thư giới thiệu)

Những điều cần lưu ý khi viết CV tiếng Anh chuyên ngành kế toán

– Sử dụng từ vựng chuyên nghiệp, vận dụng các từ chuyên ngành một cách linh hoạt.
– CV tiếng Anh chuyên ngành Kế toán phải được trình bày gọn gàng với câu văn diễn đạt ngắn gọn, đảm bảo đầy đủ ý muốn nói. Vì là văn bản nên bạn phải chú ý đến ngữ pháp và chính tả, không được để sai sót. Nên tuân thủ quy tắc ngữ pháp căn bản và dấu câu.
– Sử dụng biện pháp liệt kê vì các nhà tuyển dụng sẽ thích những CV biết liệt kê kinh nghiệm và thành quả đạt được trong quá trình làm việc của bạn.


Một số mẫu CV tiếng Anh chuyên ngành kế toán thông dụng

Curriculum Vitae
PERSONAL INFORMATION
Full name: Nguyễn Thu Huyền
Birthday: 31/01/1993
People ID : 142731367  – Date Range 11/11/2014  –  Issued by Police Hanoi
Permanent residence:
Mobile:
Gmail:
Applied position: Consultant
ACADEMIC LEVEL
Bachelor of Economics Major in Corporate Finance, College of Finance and Customs (2011 – 2014)
English Language School in the center of the Planet (2011 -2015)
CAREER GOALS

Looking forward to working in the fields of accounting, finance, business, English environment to promote the knowledge and ability I have learned. Learning and development is more in my career

Desire to be first assistant job, stable management. And intends in the next few years will attend and Chinese Certificate Examination (or Korean) to enhance knowledge and his experience

Development and further improve the soft skills: teamwork, the ability to analyze the problem …

WORK EXPERIENCE

Support contract compose deputy director, contact customer quotes, send and receive fax records, check the receipt of goods, banking transactions at JSC electrical equipment Fulin (20/06/2015 – 20 / 7/201
Sales to tourists countries (end of December 2014 – 12/03/2015, in Hanoi)
Introduce and convince foreigners to use milk and cheese (in December 2014, in Hanoi)
Cooperate with the CD you make and sell learning materials for students in school (October 2014)
Do employees enrolled in Chengdu limited liability company (Counselling courses, students collect, report the income and expenditure on a daily level, solving the arising in the learning process, students and teachers care member, …) – (July-September 2013, in Thu Duc, Ho Chi Minh City)
Go to classes, the school dormitory rooms in selling books for students (October 8- October 2012)
JOB SKILLS

Able to read and understand documents in English and communicate in English fluently
Able to work independently and in groups.
Easy to adapt to the new environment.
Proficient in Office, especially the application.
EDUCATIONAL PROCESS

Bachelor of Economics Major in Finance – Financial Colleges Customs
Informatics Certificate level B
Learn to communicate and TOEIC English at an English center Planet (2011 – 2014)
HOBBY

Read the newspaper, listen to music, singing, reading
Communicate with people
With all the information I was looking forward to you for my company arranged an interview for me to be a better presentation possibilities and expectations of yourself.

I sincerely thank!

Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết cách viết CV tiếng Anh chuyên ngành kế toán. Các bạn có thể xem thêm nhiều mẫu CV tiếng Anh khác, phục vụ cho công việc của bạn.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

2 thời điểm "vàng" giúp trẻ học giỏi tiếng Anh bố mẹ không nên bỏ lỡ


Nếu bố mẹ biết quan tâm đúng cách đến 2 thời điểm "vàng" này, việc trẻ giỏi tiếng Anh, sử dụng được 2 ngôn ngữ thành thạo là rất dễ dàng.

Ngày nay giao tiếp tiếng Anh tốt là một trong những kĩ năng cần thiết để gia tăng cơ hội phát triển và hòa nhập với thế giới. Nhiều cha mẹ quan tâm đến việc có nên dạy tiếng Anh cho trẻ sớm trước 3 tuổi để trẻ giỏi tiếng Anh sau này? 

Nhiều bạn trầm trồ khen 1 bé trên youtube đếm từ 1 đến 5 bằng tiếng Anh hoặc chỉ đúng hình khi mẹ gọi tên bằng T=tiếng Anh. Hoặc cách đây ít năm có 1 cô bé người Nga rất nhỏ có thể nói được nhiều ngôn ngữ , mà thậm chí ngay cả người bản địa cũng kinh ngạc về phát âm quá chuẩn của cô bé.


Khi nào trẻ nhỏ nên bắt đầu học ngoại ngữ?


Nghiên cứu của GS. Christine Moon và cộng sự tại ĐH Washington, Mỹ đã cho thấy: Việc trẻ có khả năng phân biệt ngôn ngữ của mẹ hay dùng và ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ 2) từ tuần thứ 30 của thai kì. 

Những phát triển các tế bào não bộ liên quan đến ngôn ngữ sẽ tiếp tục giúp trẻ nhận biết môi trường ngôn ngữ bên ngoài. Vào lúc sinh, trẻ có thể đáp ứng lại những gì trẻ vừa nghe.



Theo các chuyên gia ngôn ngữ, 3 tuổi mới thực sự là thời điểm học ngôn ngữ thứ 2 sau khi bé đã hoàn thiện hiểu về ngôn ngữ thứ 1 (Ảnh minh họa).

Trong các nghiên cứu về não bộ và ngôn ngữ, trẻ phát triển nhận biết các nguyên âm (a, e, i, o) trước, sau đó một số phụ âm đơn giản (b, n, d,..) và phụ âm ghép (ph, nh, kh,...). 

Trẻ só sự phân biệt rất rõ ràng về khác biệt về ngữ âm giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ, ngay cả người lớn học và sử dụng ngoại ngữ nhiều năm đôi lúc sẽ có 1 vài sai sót, nhưng đối với trẻ là không có sự sai sót. 

1 trở ngại duy nhất là phải đến 3 tuổi trẻ mới phát triển tương đối khả năng nhận thức đầy đủ và sử dụng tốt các ngữ âm mặc dù tất cả những chuẩn bị như phân biệt ngữ âm điều đã sẵn sàng. Do đó, theo các chuyên gia ngôn ngữ, 3 tuổi mới thực sự là thời điểm học ngôn ngữ thứ 2 sau khi bé đã hoàn thiện hiểu về ngôn ngữ thứ 1 (tiếng mẹ đẻ).

Cha mẹ nên làm gì để trẻ học tiếng Anh tốt và thuận lợi?

Nếu bạn muốn trẻ nói 2 ngôn ngữ (Tiếng Việt và tiếng Anh), hãy suy nghĩ đến 2 thời điểm khác nhau, nhưng rất quan trọng:

Thời điểm NỀN TẢNG: Được tính từ tuần thứ 30 của thai kì cho đến trẻ tròn 3 tuổi.

Thời điểm PHÁT TRIỂN: Là khi trẻ bắt đầu 3 tuổi trở về sau đến trước 7 tuổi. Một số chuyên gia cho rằng sau 7 tuổi trẻ có thể gặp khó khăn để thành thạo 2 ngôn ngữ 1 lúc. Lưu ý, chỉ là khó khăn, chứ không có nghĩa là không thể, do đó, ngoại ngữ đều có thể học ở bất kì độ tuổi nào, chỉ cần có phương pháp phù hợp.

Có một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm đó là: Liệu gia đình không có ai là người nói tiếng Anh hoặc cả cha lẫn mẹ đều không nói tiếng Anh, trẻ có thể nói được tiếng Anh giỏi?

Câu trả lời là: Nếu bạn là một người nói tiếng Anh giỏi hoặc bạn có chồng/vợ là người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ thì việc chú ý 2 thời điểm trên, trẻ có thể sử dụng 2 ngôn ngữ thành thạo là rất dễ dàng.

Nếu bạn không biết hát ru thì mua đĩa hát ru về cho trẻ, bạn cũng học và nhẩm theo để thuộc và hát vì những điệu hát ru giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt (Ảnh minh họa).

Nhưng, nếu bạn không giỏi tiếng Anh hoặc không có ai là người nước ngoài nói tiếng Anh, thì trẻ cũng vẫn có cơ hội nói cả 2 ngôn ngữ giỏi nếu bạn biết quan tâm đến 2 giai đoạn phát triển của trẻ.

Cha mẹ nên làm gì trong 2 thời điểm quan trọng này?

Thời điểm NỀN TẢNG: Lúc mang thai từ tuần thứ 30, bạn có thể chọn 1 trong những cách sau:

- Nếu bạn là người sử dụng tiếng Anh giỏi, chọn 1-2 thời điểm trong ngày nói chuyện với bé bằng tiếng Anh, đơn giản kể bé nghe những gì bạn đang suy nghĩ, sử dụng dạng câu ngắn, nói rõ và cảm xúc, lâu lâu dùng tay xoa xoa nhẹ trên bụng.

- Nếu bạn có chồng/vợ nói tiếng Anh, bạn nói tiếng Việt, chồng/vợ nói chuyện với trẻ bằng tiếng Anh. Lúc nói, bạn dùng câu ngắn, rõ và nên ngang tầm bụng của bạn sẽ làm trẻ dễ lắng nghe.

- Nếu bạn hoặc chồng/vợ bạn không ai nói được tiếng Anh, bạn có thể tham gia 1 lớp tiếng Anh giao tiếp dành cho bà bầu, đừng chọn chương trình luyện thi hay học hành gì căng thẳng, đơn giản là giao tiếp đơn giản. 1 tuần bạn chỉ cần đến lớp 4 buổi, mỗi buổi ít hơn 1 tiếng. 

Chọn lớp ít học viên, dưới 15 học viên để tăng cơ hội giao tiếp với thầy/cô giáo. Không nhất thiết chọn thầy/cô giáo nước ngoài, chỉ cần họ chịu nói chuyện và khả năng phát âm tốt. Chọn lớp học gần nhà để tiện đi lại vì tuần thứ 30 là khá nặng nề rồi.

- Nếu bạn hoặc vợ/chồng không nói được tiếng Anh và cũng không có điều kiện lên lớp vì nhiều lí do, bạn có thể mở đĩa tiếng Anh cho trẻ nghe. Chọn các đoạn hội thoại ngắn như hội thoại trong TOEIC hoặc phần nghe session 1 và 2 trong IELTS. 

Mấy nội dung hội thoại này khá phù hợp nên bạn chép ra đĩa, mở đĩa bằng 2 loa hai bên, bạn ngồi ở giữa, bạn vừa nghe vừa cho bé nghe. Đừng nghe quá lâu, tầm 10 phút bạn bấm dừng 1 phút, sau đó nghe tiếp. Tối đa là 30 phút. Ngày làm 1-2 lần là được.

Lúc sinh ra đến 12 tháng tuổi: Đừng nghĩ ngoại ngữ là phải học từ tiếng Anh này nọ, mà tuổi này giúp trẻ phân biệt các ngữ âm là điều rất quan trọng. Trẻ chưa cần học từ, mà là ngữ âm: nguyên âm đơn/ghép và phụ âm đơn/ghép. Trẻ sẽ biết phân biêt các loại trên dễ dàng vì giai đoạn trước trẻ đã hấp thụ đầy đủ các loại âm này trong bụng mẹ.


Từ 1 tuổi đến hết 2 tuổi: Trẻ bắt đầu học nói và học đếm, màu sắc (Ảnh minh họa).

Thực tế những điệu hát ru có thể phát triển ngôn ngữ vì những giai điệu hát ru theo lối vào vần của thơ lục, thơ bát sẽ tạo các patterns lập lại giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và toán học. Các nghiên cứu khoa học về các mẫu lặp lại này được chứng minh có liên quan đến khả năng phát triển não bộ của trẻ (theo GS. Bergeson, ĐH Toronto, Canada). 

Do đó, nếu bạn biết hát ru hoặc trong gia đình ai biết hát thì đừng ngại hát ru bằng tiếng Việt cho trẻ ngay từ lúc sinh đến 6 tháng tuổi. Lúc bú, lúc tắm và lúc ngủ. Lúc hát, bạn nhịp tay theo điệu vào vần cho trẻ hiểu.

Nếu bạn không biết hát ru thì mua đĩa hát ru về cho trẻ, bạn cũng học và nhẩm theo để thuộc và hát. Khi tự tin, thì tự hát là rất tốt.

Cũng chia 1-2 lần trong ngày nói chuyện tiếng Anh với trẻ hoặc mở 1 đĩa tiếng Anh cho trẻ và bạn cùng nghe. Có thể sử dụng đĩa lần trước.

Từ 1 tuổi đến hết 2 tuổi: Trẻ bắt đầu học nói và học đếm, màu sắc. Lúc này học câu, ghép câu ngắn là quan trọng.

Chọn 1-2 khoảng thời gian trong ngày cho trẻ làm quen với tiếng Anh thông qua 1 số hoạt động vui chơi liên quan đến màu sắc, số đếm và hình dáng vật thể. Ví dụ, chơi vẽ tranh, nặn đất sét, xếp hình... 

Bên cạnh đó, bạn có thể mở đĩa nhạc thiếu nhi tiếng Anh hoặc đĩa gồm những đoạn hội thoại ngắn vui dành cho trẻ mầm non, mở bằng loa, thiết kế 2 loa 2 bên, để trẻ chơi trong không gian ở giữa. Không dùng thiết bị điện tử có màn hình để mở nhạc cho bé nghe.


Thời điểm PHÁT TRIỂN từ 3 - 7 tuổi:
Bạn có thể cho trẻ tham gia 1 lớp giao tiếp tiếng Anh (chỉ nói và chơi trong lớp, không học hành gì nặng nề cả) và nên cho trẻ tham gia 1 lớp học đàn có phím (như đàn piano hay đàn organ) hoặc học đánh trống. 

Một điều cần lưu tâm là: Dù học gì cũng chỉ chơi là chính, chơi và hoạt động với ngôn ngữ tiếng Anh và chơi với những phím đàn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự liên quan giữa học ngoại ngữ và âm nhạc cùng với nhau sẽ làm tăng không gian và phát triển não bộ (Theo Gs.Francois, ĐH INSERM and Aix-Marseille, Pháp).
Theo Soha

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Cấu trúc đề thi TOEIC 2019 đầy đủ theo IIG (The ETS TOEIC Test Format)

TOEIC là kỳ thi tiếng Anh quốc tế – Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế. Tại Việt Nam kỳ thi TOEIC thường thi theo cấu trúc 2 kỹ năng là Reading và Listening. Ngoài ra, các bạn thi TOEIC 4 kỹ năng có thêm speaking và writing.

Một bài thi TOEIC đầy đủ gồm hai phần thi: Phần thi Listening (nghe hiểu) trong 45 phút và phần thi Reading (đọc hiểu) trong 75 phút. Mỗi phần thi có 100 câu. Tổng số câu hỏi của cả hai phần thi là 200 câu. Tổng thời gian làm bài là 120 phút hay 2 tiếng.
➤ Phần nghe hiểu: Đánh giá khả năng nghe hiểu ngôn ngữ tiếng Anh nói của thí sinh. Phần này có 100 câu hỏi nghe hiểu được chia làm 4 phần từ Part 1 đến Part 4. Thí sinh sẽ nghe qua loa trong thời gian 45 phút. Thí sinh sẽ nghe các câu miêu tả, câu hỏi, hội thoại, và bài nói chuyện ngắn bằng tiếng Anh, sau đó lựa chọn câu trả lời dựa trên những nội dung đã nghe.
➤ Phần đọc hiểu: Đánh giá trình độ hiểu ngôn ngữ tiếng Anh viết. Phần này có 100 câu hỏi nghe hiểu với 3 hợp phần từ Part 5 đến Part 7. Thi sinh được làm bài trong thời gian 75 phút. Thí sinh sẽ đọc các thông tin trong đề thi và lựa chọn câu trả lời dựa vào nội dung đã đọc.

I. CẤU TRÚC BÀI THI TOEIC MỚI NHẤT

1. Phần nghe

Phần thi TOEIC listening gồm: 
  • 100 câu hỏi 
  • Thi 45 phút
Tuy nhiên, các Part  trong phần nghe đã có sự thay đổi số câu. Cụ thể cô đã phân tích chi tiết ở bảng dưới so sánh đề cũ như sau:
Phần listening
Chi tiết
Phần 1
Mô tả tranh (6 câu)
Xem 1 bức tranh trong đề và nghe 4 đáp án. Chọn đáp án mô tả đúng về bức tranh.
Phần ­2
Hỏi đáp (25 câu)
Nghe một câu hỏi và 3 lựa chọn trả lời cho từng câu hỏi => chọn câu trả lời phù hợp với câu hỏi.
Bài nghe có thể xuất hiện các cách nói rút gọn như: going to => gonna, want to => wanna
Câu hỏi và câu trả lời không in trong đề thi.

Phần 3
Hội thoại ngắn
(39 câu)
 - Tăng 9 câu so với đề cũ
 - Nghe 13 đoạn hội thoại ngắn không in trong đề thi. Mỗi đoạn có 03 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có 4 đáp án lựa chọn. => chọn đáp án đúng nhất.
 - Xuất hiện các đoạn hội thoại có 3 người nói thay vì 2 người: 1 man & 2 women hoặc 2 men & 1 woman
 - Người thi phải kết hợp những gì nghe được với biểu đồ/ bảng biểu cho sẵn để trả lời câu hỏi.
 - Có câu hỏi buộc người đọc phải dựa vào những gì nghe được để đoán ý người nói.

Phần 4
Bài nói chuyện ngắn (30 câu)
Nghe 10 đoạn thông tin ngắn. Mỗi đoạn có 03 câu hỏi. => chọn đáp án đúng nhất
Lưu ý: Có dạng bài người thi phải kết hợp thông tin nghe với biểu đồ, hình ảnh được cho sẵn để trả lời.

Như vậy thì các em có thể thấy, về hình thức và số lượng câu hỏi của bài thi phần nghe không hề thay đổi, mà họ chỉ tăng giảm số lượng câu ở mỗi phần. Part 1 và Part 2 trước đây là phần dễ ăn điểm của cô trò mình thì giờ họ đã giảm đi hẳn 9 câu, chuyển sang phần có phần khó hơn là part 3. Còn part 3, dù có 2 người nói hay 3 người nói thì tư duy ra đề vẫn vậy. Ví dụ cụ thể của dạng bài thay đổi, các em theo dõi phần dưới nhé.

2. Phần đọc

Tương tự như Phần nghe, Phần đọc cũng vẫn giữ nguyên số câu là 100 câu và thời gian thi là 75 phút. Những thay đổi trong đề thi cô đã cập nhật trong bảng dưới đây, các em cùng xem nhé
Phần reading
Chi tiết
Phần 5
Hoàn thành câu
(30 câu)
Gồm các câu chưa hoàn thành + 4 từ hoặc cụm từ được đánh dấu tương ứng A, B, C, hoặc D => chọn từ đúng nhất để hoàn thành câu.
Phần 6
Hoàn thành đoạn văn
( 16 câu)

Gồm 4 bài đọc ngắn, mỗi bài đọc có 3 chỗ trống cần điền từ hoặc cụm từ, câu + 4 đáp án => chọn đáp án thích hợp
Có dạng bài tập bắt người thi điền một câu vào chỗ trống thay vì chỉ điền từ/ cụm từ.
Phần 7


Đoan đơn
(29 câu)
 - Gồm 10 đoạn đơn, có nội dung dựa trên các tài liệu đọc như thư từ, thông báo, biểu mẫu, báo. Hết mỗi đoạn văn sẽ có 2-5 câu hỏi và 4 lựa chọn => chọn ra câu trả lời chính xác nhất.
 - Xuất hiện bài đọc bao gồm 3 đoạn.
 - Có bài đọc dạng tin nhắn điện thoại, chat, …
 - Xuất hiện câu hỏi yêu cầu người thi điền câu vào chỗ trống.
Đoạn kép
 (25 câu)

Có 2 đoạn văn kép và 3 đoạn ba, 5 câu hỏi mỗi đoạn, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời A, B, C, hoặc D. Bạn cần xác định đáp án đúng cho từng câu hỏi.

Nhìn vào phần so sánh trên, các em có thể thấy ở phần đọc của đề thi Toeic mới, người ra đề tăng độ khó của đề bằng cách tăng số câu trong phần đọc hiểu, đa dạng hơn về loại câu trả lời (không chỉ là điền từ mà còn là điền cả câu văn). Như vậy, ngoài ôn luyện kiến thức ngữ pháp và từ vựng, các em hãy luyện tập thật tốt kĩ năng Scanning (đọc quét) và Skimming (đọc lướt) để có thể đối phó với các bài đọc dài nhé.

II. CẤU TRÚC CHI TIẾT ĐỀ THI TOEIC MỚI NHẤT THEO TỪNG PHẦN

# Phần A - TOEIC listening (nghe hiểu trong bài thi TOEIC):

Phần 1: Hình ảnh (Photographs)
- Số lượng câu hỏi: 6 (từ câu 1 đến câu 6)
- Với mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ xem một bức tranh trong cuốn đề thi và nghe 4 câu miêu tả ngắn, được nói một lần. Những câu miêu tà này không có trong đề thi, vì vậy thí sinh phải chú ý lắng nghe để hiểu nội dung.
Khi nghe, thí sinh nhìn vào hình ảnh trong cuốn đề thi và chọn câu miêu tả phù hợp nhất với hình ảnh, sau đó tô vào phương án trả lời tương ứng trong bản Answer Sheet.
Ex: Nhìn bức tranh dưới đây:
Học tiếng anh online tốt nhất - website học tiếng anh online tốt nhất hiện nay cho người đi làm
Bạn sẽ nghe thấy:
  • (A) They are looking out of the window
  • (B) They are having a meeting
  • (C) They are eating in a restaurant
  • (D) They are moving the furniture
Phương án (B) “They are having a meeting” miêu tả chính xác nhất nội dung bức tranh, vì vậy chọn đáp án là (B), bạn sẽ tô đen đáp án mình lựa chọn.

Phần 2: Hỏi và trả lời (Question – Response)

- Số lượng câu hỏi: 25 (từ câu 7 đến câu 31)
- Mỗi câu hỏi của phần này sẽ có 3 phương án trả lời. Các câu hỏi và trả lời sẽ chỉ được nói một lần và không có trong cuốn đề thi, vì vậy thí sinh phải chú ý lắng nghe để hiểu nội dung. Đối với mỗi câu hỏi thí sinh chỉ được phép chọn một phương án trả lời duy nhất.

Phần 3: Hội thoại ngắn (Short Conversations)
- Số lượng câu hỏi: 39 (từ câu 32 đến câu 70)
- Trong phần này, thí sinh sẽ nghe 13 đoạn hội thoại ngắn, không được in trong cuốn đề thi và chỉ đươc nói một lần. Vì vậy, thí sinh phải chú ý lắng nghe để hiểu được nội dung của các đoạn hội thoại.
Đối với mỗi đoạn hội thoại sẽ có 3 câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời được in trong cuốn đề thi. Thí sinh sẽ chọn một phương án trả lời đúng nhất và tô vào chữ cái tương ứng trong bản Answer Sheet.
Đề mới có sự khác biệt: 
  • Xuất hiện các đoạn hội thoại có 3 người nói thay vì 2 người: 1 man & 2 women hoặc 2 men & 1 woman
  • Người thi phải kết hợp những gì nghe được với biểu đồ/ bảng biểu cho sẵn để trả lời câu hỏi.
  • Có câu hỏi buộc người đọc phải dựa vào những gì nghe được để đoán ý người nói.

Phần 4: Bài nói chuyện ngắn (Short Talks)
- Số lượng câu hỏi: 30 (từ câu 71 đến câu 100)
- Trong phần này, thí sinh sẽ nghe 10 bài nói chuyện ngắn, được nói một lần và không in trong cuốn đề thi. Vì vậy, thí sinh phải chú ý lắng nghe để hiểu rõ nội dung. Đề mới có dạng bài người thi phải kết hợp thông tin nghe với biểu đồ, hình ảnh được cho sẵn để trả lời.
Mỗi bài nói chuyện sẽ có 3 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 phương án trả lời được in trong cuốn đề thi. Thí sinh sẽ chọn phương án đúng nhất và tô vào chữ cái tương ứng trong bản Answer Sheet.

# Phần B - TOEIC reading (đọc hiểu trong bài thi TOEIC):

Phần 5: Hoàn thành câu (Incomplete Sentences)
- Số lượng câu hỏi: 30 (từ câu 101 đến câu 130)
- Phần này bao gồm các câu chưa hoàn thành với 4 từ hoặc cụm từ được đánh dấu tương ứng A, B, C, hoặc D. Thí sinh sẽ lựa chọn một trong số những từ hoặc cụm từ phù hợp nhất, sau đó tô vào phương án trả lời tương ứng trong bản Answer Sheet.
Ví dụ: Although Dr. Obetz is qualified in several areas, nutritional health is one of her...
  • (A) specials
  • (B) specializes
  • (C) specialties
  • (D) specialists
Phần 6: Hoàn thành đoạn văn (Incomplete Text)
- Số lượng câu hỏi: 16 (từ câu 131 đến câu 146)
- Chi tiết: Phần này sẽ có 4 bài đọc ngắn, mỗi bài đọc có 3 chỗ trống cần điền từ hoặc cụm từ. Mỗi chỗ trống là một câu hỏi và có 4 phương án trả lời là những từ hoặc cụm từ được đánh dấu A, B, C, hoặc D tương ứng. Trong 4 từ hoặc cụm từ đó, thí sinh sẽ lựa chọn một từ hoặc cụm từ phù hợp nhất để điền vào chỗ trống và tô vào phương án trả lời tương ứng trong bản Answer Sheet. Đề mới có dạng bài tập bắt người thi điền một câu vào chỗ trống thay vì chỉ điền từ/ cụm từ.

    Phần 7: Đọc hiểu (Reading Comprehension)
    - Số lượng câu hỏi: 54 (từ câu 147 đến câu 200)
    - Bài đọc đơn: 29 câu hỏi (từ câu 147 đến câu 175): Trong phần này, thí sinh sẽ đọc một số đoạn ngắn, có nội dung dựa vào các tài liệu đọc như thư từ, thông báo, biểu mẫu, báo, tạp chí và quảng cáo. Sau mỗi đoạn sẽ có một số câu hỏi đọc hiểu, được tiếp theo bởi 4 phương án trả lời A, B, C, hoặc D. Thí sinh sẽ chọn một phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đó tô vào phương án trả lời tương ứng trong bản Answer Sheet.
    - Bài đọc kép: 25 câu hỏi (từ câu 176 đến câu 200): Trong phần này, thí sinh sẽ đọc 4 bài đọc kép, mỗi bài đọc kép có 2 bài đọc nhỏ và có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời A, B, C, hoặc D. Thí sinh sẽ chọn một phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đó tô vào phương án trả lời tương ứng trong bản Answer Sheet. 
    Đề mới có thêm:
    • Xuất hiện bài đọc bao gồm 3 đoạn.
    • Có bài đọc dạng tin nhắn điện thoại, chat, …
    • Xuất hiện câu hỏi yêu cầu người thi điền câu vào chỗ trống.

    # Phần C - Cách thức tính điểm trong bài thi TOEIC:

    Số điểm tối đa là 990 điểm. Số lượng 200 câu, trong đó có 100 câu nghe và 100 câu viết.
    Nhiều người hiểu sai, mỗi câu làm đúng sẽ là 990điểm/200câu = 4,95 điểm (không phải vậy).
    Giả sử, Phần nghe làm đúng 60 câu thì số điểm là 315 điểm.
    Phần đọc làm đúng 50 câu thì số điểm là 215 điểm. Vậy điểm TOEIC của bạn là: 315 215 = 530 điểm
    Dưới đây là bảng quy đổi điểm nghe, điểm đọc trong bài thi TOEIC :
     
    thang điểm toeic format mới nhất
    Bảng quy đổi điểm nghe, điểm đọc của bài thi TOEIC theo format mới nhất
    Các bạn cần lưu ý: thang điểm TOEIC này không phải là thang quy đổi duy nhất mà có thể có sự khác biệt giữa các đề thi, tùy thuộc vào mức độ khó dễ của từng đề mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.

    3. Bản phân tích cấu trúc đề thi TOEIC format mới

    Dưới đây là, bản phân tích cấu trúc đề thi TOEIC mới do chính cô Hoa biên soạn, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn hiểu hơn về đề thi TOEIC nhé!
    3.1. PART 1
    Loại tranh
    Test 1
    Test 2
    Test 3
    Test 4
    Tỉ lệ (%)
    Tả người
    5 câu
    5 câu
    5 câu
    6 câu
    87%
    Tả vật
    1 câu
    1 câu
    1 câu
    0
    13%

    Nhận xét:
    • Tranh tả người: chiếm 87% trong part 1. So sánh với đề cũ là 60%, đề mới đã có sự thay đổi đáng kể về lượng câu hỏi tả người.
    • Tranh tả vật: chiếm 13%
    3.2. PART 2 (25 câu)
    Loại câu hỏi
    Test 1
    Test 2
    Test 3
    Test 4
    Tỉ lệ (%)
    Statement
    2 câu
    5 câu
    2 câu
    5 câu
    14 %
    Choice
    2 câu
    1 câu
    1 câu
    1 câu
    5 %
    Wh-question
    12 câu
    13 câu
    11 câu
    9 câu
    45 %
    Yes/no/tag - question
    9 câu
    6 câu
    11 câu
    10 câu
    36 %

    Nhận xét:
    • Dạng câu hỏi wh-question vẫn chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong part 2, trong khi dạng câu hỏi lựa chọn chiếm % nhỏ nhất với 5%.
    3.3 PART 3 (39 câu)
    Loại câu hỏi
    Test 1
    Test 2
    Test 3
    Test 4
    Tỉ lệ (%)
    General
    8 câu
    6 câu
    9 câu
    6 câu
    18 %
    Detail
    19 câu
    24 câu
    19 câu
    25 câu
    56 %
    Do-next
    7 câu
    4 câu
    6 câu
    3 câu
    13 %
    Graphic
    2 câu
    3 câu
    3 câu
    3 câu
    7%
    Imply
    3 câu
    2 câu
    2 câu
    2 câu
    6 %

    Nhận xét:
    • Câu hỏi detail vẫn chiếm hơn một nửa với tỉ lệ 56%.
    • Dạng đề mới có xuất hiện 2 loại câu hỏi mới là graphic và imply với tỉ lệ không cao, lần lượt là 7% và 6%.
    3.4 PART 4 (30 câu)
    Loại câu hỏi
    Test 1
    Test 2
    Test 3
    Test 4
    Tỉ lệ (%)
    General
    8 câu
    8 câu
    5 câu
    4 câu
    21 %
    Detail
    14 câu
    14 câu
    16 câu
    17 câu
    51 %
    Do-next
    2 câu
    2 câu
    3 câu
    3 câu
    8 %
    Graphic
    3 câu
    3 câu
    3 câu
    4 câu
    11 %
    Imply
    3 câu
    3 câu
    3 câu
    2 câu
    9 %

    Nhận xét:
    • Câu hỏi Detail chiếm phần trăm cao nhất (51%), theo sau bởi dạng câu hỏi General với tỉ lệ xuất hiện là 21%.
    • Ba loại câu hỏi mới chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, xấp xỉ nhau với Do-next là 8%,  Imply là  9% và Graphic là 11%.
    3.5. PART 5
    Chủ điểm
    Test 1
    Test 2
    Test 3
    Test 4
    NGỮ PHÁP
    Thì
    1 câu

    2 câu
    1 câu
    Câu điều kiện

    1 câu


    Hoà hợp




    Bị động

    4 câu


    MĐQH
    1 câu


    2 câu
    Đảo ngữ




    Tổng hợp (%)
    7%
    17%
    7%
    10%
    Trung bình % xuất hiện NP trong đề thi
    10%
    TỪ VỰNG
    Đại từ
    2 câu
    1 câu

    2 câu
    Giới từ
    2 câu
    1 câu
    3 câu
    5 câu
    Liên từ
    5 câu
    1 câu
    5 câu
    3 câu
    Loại từ (n, v, adj, adv)
    10 câu
    N: 4
    Adj: 2
    V: 1
    Adv: 3
    15 câu
    N: 3
    Adj: 3
    V: 0
    Adv: 9
    11 câu
    N: 4
    Adj: 2
    V: 4
    Adv: 2
    8 câu
    N: 3
    Adj: 2
    V: 0
    Adv: 3
    Câu dịch nghĩa
    9 câu
    7 câu
    9 câu
    9 câu
    Tổng hợp (%)
    93%
    83%
    93%
    90%
    Trung bình % xuất hiện TV trong đề thi
    90%
    Nhận xét chung:
    • Ngữ pháp: chiếm 10% trong cấu trúc part 5 toeic mới, chủ yếu xuất hiện nhiều ở phần thì và MĐQH.
    • Từ vựng: chiếm 90%, chủ yếu là phần từ loại và các câu cần dịch nghĩa. (hơn 1 nửa)

    3.6 PART 6 (16 câu)
    Chủ điểm
    Test 1
    Test 2
    Test 3
    Test 4
    % số câu xuất hiện trong đề thi
    Ngữ pháp
    4
    2
    4
    3
    20%
    Từ vựng
    8
    10
    8
    9
    55%
    Điền câu
    4
    4
    4
    4
    25%
    Nhận xét chung
    • Ngữ pháp: chiếm 20%, chủ yếu xuất hiện phần thì.
    • Từ vựng: chiếm 55%, chủ yếu là phần từ loại (N, V, Adj, Adv) và dịch nghĩa.
    • Điền câu: đây là phần mới, đoạn xuất hiện 1 câu.
    • Các thể loại bài của part 6: Announcement, notice, letter, e-mail, advertisement.

    3.7 PART 7 (54 câu)
    a. Các loại bài thường gặp trong part 7:
    • Letter
    • Advertisement
    • Notice
    • Article
    • Message chain/ Online chat discussion
    • Sign – up sheet/ Form
    • Web page
    • Text message
    • Memo
    • Schedule
    • Flyer
    • Brochure
     
    b. Cấu trúc Part 7
    Có 3 dạng bài đọc:
    • Single passage: từ câu 147 -> câu 175
    • Double passage: từ câu 176 -> 185
    • Triple passage: từ câu 186 -> 200
    Có 5 dạng câu hỏi phổ biến:
    Test
    General
    Detail
    Do-next
    Matching
    Meaning
    1. 
    15
    33
    1
    2
    3
    2. 
    15
    39
    3
    2
    5
    3. 
    15
    33
    2
    2
    2
    4. 2
    15
    32
    3
    2
    2
    % xuất hiện trong bài thi
    28%
    59%
    4%
    4%
    5%
    Nhận xét chung
    • Detail: là phần câu hỏi chiếm nhiều nhất trong part 7.
    • General: chiếm hơn ¼ trong part 7. Mỗi passage có 1 câu hỏi general, thông tin thường nằm ở đầu đoạn.
    • Hai phần mới là Matching và Meaning, chiếm tỉ lệ không cao trong part 7. Tuy nhiên đây là 2 phần khó, yêu cầu khả năng đọc hiểu cao. Cách làm thường là đọc thông tin xung quanh vị trí cần điền để đoán nghĩa.

    Trên đây là cấu trúc đề thi TOEIC mới nhất sẽ chính thức áp dung từ ngày 15/6/2019 tại Việt Nam. Các bạn hãy chuẩn bị tinh thần và ôn thi theo format mới nhé! Chúc các em học tập thật tốt và đạt điểm cao như mong muốn.
     >> Nguồn: Ms Hoa Toeic